Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì khi
A. ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm đóng.
B. ba tỉnh miền Đông và một tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm
C. đã kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.
D. đã kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.
Hiệp ước mà Pháp đã kí với Triều Nguyễn để chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì là
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Canh Tuất.
D. Hiệp ước Đinh Tuất.
Ngày 31-8-1874, Pháp yêu cầu triều đình Huế kí thêm hiệp ước trên lĩnh vực thương mại tiếp tục nhân nhượng cho Pháp quyền lợi gì nữa?
A. Bảo đảm đặc quyền, đặc lợi của người Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
B. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tàu buôn Pháp vào Việt Nam.
C. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương nhân Pháp được tự do buôn bán ở Việt Nam.
D. Tạo điều kiện cho thương nhân Pháp mở các cảng ở Việt Nam.
Hiệp ước Patơnốt (1884) được kí kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
C. thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.
D. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế(5/6/1862) được kí kết trong hoàn cảnh nào?
Hiệp ước Hácmăng (25-8-1883) và Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) mà triều đình Huế đã kí với Pháp đều thể hiện
A. sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
B. sự bán nước của triều đình Huế.
C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hoà đến Đèo Ngang.
D. sự nhu nhược của triều đình giữa lúc đất nước bị ngoại xâm.
Cho các sự kiện:
1. Quân Đức đánh thẳng vào nước Pháp.
2. Quân đội Đức tấn công Ba Lan.
3. Hiệp ước Tam cường Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 1, 3.
B. 2, 3, 1.
C. 3, 1, 2
D. 3, 2, 1.
Vì sao thực dân Pháp đã thiết lập được nền bảo hộ ở Việt Nam sau Hiệp ước Hác – măng (1883) nhưng vẫn tiếp tục kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)?
A. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng
B. Để biến triều đình Nguyễn thành tay sai cho Pháp
C. Để loại bỏ ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh
D. Để hợp thức hóa nền bảo hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam
Những ai đã lãnh đạo nhân dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh nổi dậy chống Pháp sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước 1874 với Pháp?
A. Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển.
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Nguyễn Văn Trường và Tôn Thất Thuyết.
D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.