Hiệp ước mà Pháp đã kí với Triều Nguyễn để chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì là
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Canh Tuất.
D. Hiệp ước Đinh Tuất.
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), thái độ của Triều Đình đối với các toán nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì như thế nào?
A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh.
B. Ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh.
C. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh.
D. Phối hợp với các nghĩa binh để chống Pháp.
Hiệp ước Hácmăng (25-8-1883) và Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) mà triều đình Huế đã kí với Pháp đều thể hiện
A. sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
B. sự bán nước của triều đình Huế.
C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hoà đến Đèo Ngang.
D. sự nhu nhược của triều đình giữa lúc đất nước bị ngoại xâm.
Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào thời gian
A. từ 20 đến 24-6-1867.
B. từ 20 đến 26-6-1867.
C. từ 20 đến 24-6-1868.
D. từ 20 đến 26-6-1868.
Hiệp ước nào của triều đình nhà Nguyễn đã làm cho sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Giáp Tuất,
C. Hiệp ước Hácmăng.
D. Hiệp ước Patơnốt.
Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào?
Đâu không phải là phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì sau Hiệp ước 1862?
A. Khởi nghĩa của Trương Định
B. Khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm
C. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân
D. Phong trào bất hợp tác do Nguyễn Thông chỉ huy
Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?
A. Triều đình Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo
B. Triều đình Nguyễn tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp
C. Triều đình Nguyễn ngăn trở việc buôn bán của thương nhân Pháp ở Việt Nam
D. Triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì
Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, nhân dân các tỉnh Đông Nam Kì có thái độ như thế nào?
A. Các đội nghĩa quân chống Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống.
B. Các đội nghĩa binh tiếp tục chiến đấu, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi.
C. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ đi nơi khác sinh sống.
D. Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đấu tranh chống Pháp.