Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Popopurin

Thuyết minh về nón lá

Lê Duy Hưng
3 tháng 1 2023 lúc 13:56

Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc trưng khác nhau. Một trong những hình ảnh gắn liền với người phụ nữ truyền thống rất đẹp, rất Việt Nam mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là hình ảnh chiếc nón lá.

Nón lá đã xuất hiện từ rất lâu đời. Từ thuở xa xưa, nón đã được dùng để che nắng mưa cho người nông dân. Chiếc nón có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm. Nón lá gần với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại nón khác nhau như: Nón dấu, nón gò găng hay nón ngựa, nón rơm, nón quai thao, nón cời, nón Gõ, nón lá Sen, nón thúng, nón khua, nón chảo, nón cạp, nón bài thơ,… Mỗi loại nón lại có một tác dụng, công dụng khác nhau.

Để làm ra một chiếc nón phải trải qua nhiều quy trình khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ. Với cây mác sắc, người thợ nghề chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Người ta chặt những bé lá còn búp, cành bé lá có hình nan quạt nhiều lá đơn chưa xoè ra hẳn phơi khô, cột lại thành từng bó nhỏ gánh bán cho những vùng quê có người chằm nón. Bé lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm cho lá bớt độ giòn vì khô, mở lá từ đầu tới cuồng lá, cắt bỏ phần cuối cùng, dùng lưỡi cày cũ hay một miếng gan, đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây, người ta đè và kéo lá nón thẳng như một tờ giấy dài màu trắng, có nổi lên những đường gân lá nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phần ngoài của nón. Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai, người ta phết phía ngoài lớp mỏng sơn dầu trong suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong là ta đã có được một chiếc nón thành phẩm.

Họ hàng nón lá từ lâu đã đi vào thi ca bình dân Việt Nam. Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật "trang sức" của biết bao thiếu nữ. Buổi tan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề. Nghề nón là thuộc thị trấn Gò Găng, gần đây nón Gò Găng còn được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia dưới dạng cải biên cho hợp với xứ người.

Chiếc nón là một phần quan trọng không thể thiếu trong bản sắc văn hóa Việt Nam, đã góp phần không nhỏ làm nên hình ảnh dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt. Nhiều năm tháng qua đi nhưng hình ảnh chiếc nón lá thân thuộc, gần gũi vẫn còn đó và là niềm tự hào của bao thế hệ con người Việt Nam. 

Cô Châu Hạnh
3 tháng 1 2023 lúc 17:22

Tham khảo dàn ý sau nhé!

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

II. Thân bài:

1. Cấu tạo:

- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?…

- Cách làm (chằm) nón:

+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2 cm.

+ Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.

+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.

+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).

- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…

 

2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:

- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?

- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)

- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:

+ Ca dao (nêu VD)

+ Câu hát giao duyên (nêu VD)

b) Trong cuộc sống công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay:

Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành quy định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:

- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)

- Trong các lĩnh vực khác:

+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).

+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.

+ Du lịch

III. Kết bài: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thuỷ Tiên
Xem chi tiết
nguyễn văn đức
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hoàng Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Huyền_
Xem chi tiết
Huyền_
Xem chi tiết
Minh Huy Trương Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Linh Vân
Xem chi tiết