refer
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?
bấm vào ^
Tổ chức bộ máy nhà nước
Chia nước ta làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Nam Kì (thuộc địa), Trung Kì (bảo hộ), Bắc Kì (nửa bảo hộ). Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp cai trị.
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, làng xã.
Kinh tế
Cướp đoạt ruộng đất, phát canh thu tô
Khai thác khoáng sản, đầu tư vào ngành sản xuất giấy, diêm,...
Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài, hàng Pháp được miễn thuế.
Văn hóa:
Duy trì giáo dục phong kiến, đưa tiếng Pháp vào chương trình,...
Bạn xem lại bài này nhé
*Kinh tế
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để xây dựng đồn điền
+ Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nhân dân theo kiểu phát canh thu tô
- Công nghiệp:
+ Tập trung khai thác than và kim loại
+ Phát triển các ngành sản xuất xi măng,gạch ngói
- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải(đường bộ,đường sắt) để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự
- Thương nghiệp:
+ Độc chiếm thị trường,tăng cương các loại thuế (đánh thuế rất nặng các mặt hàng thiết yếu)
*Văn hóa-giáo dục
- Văn hóa: Bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn háo mới: cơ sở y tế,..
- Giáo dục:
+ Cho đến năm 1919,Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến
+ Về sau mở nhiều trường học nhằm phục vụ con em các quan chức thực dân và để tạo nên một lớp người bản xứ để phục vụ công việc cai trị
+ Hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm 3 bậc (Ấu học,Tiểu học,Trung học).Trong đó môn tiếng Pháp là tự nguyện đối với bậc Tiểu học và là môn bắt buộc với Trung học
=> Kìm hãm nhân dân ta trong sự ngu dốt để dễ bề cai trị