Cho các linh kiện điện gồm: 5 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động e = 2 V, điện trở trong r = 0 , 2 Ω , ampe kế có điện trở không đáng kể, vôn kế có điện trở vô cùng lớn, điện trở R = 3 Ω , bóng đèn loại 6V - 6W, biến trở R t và một số dây nối có điện trở không đáng kể đủ để kết nối các linh kiện. Mắc mạch điện có các nguồn điện ghép nối tiếp, biến trở nối tiếp với đoạn mạch gồm điện trở R mắc song song với bóng đèn, vôn kế đo hiệu điện thế mạch ngoài, ampe kế đo cường độ dòng điện qua bóng đèn.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện.
b) Xác định số chỉ của vôn kế và ampe kế khi R t = 2 Ω
c) Điều chỉnh biến trở để bóng đèn sáng bình thường. Xác định điện trở của biến trở và công suất toả nhiệt trên biến trở khi đó
Tại sao có thể mắc nối tiếp vôn kế với pin điện hóa thành mạch kín để đo hiệu điện thế U giữa hai cực của pin, nhưng không được mắc nối tiếp miliampe kế với pin này thành mạch kín để đo cường độ dòng điện chạy qua pin ?
Trong một mạch điện có mắc một bóng đèn có điện trở 87W và một ampe kế. Điện trở của ampe kế và các dây nối là 1W. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch là U=220V. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng bao nhiêu
Một học sinh xác định R của quang điện trở khi được chiếu sáng bằng cách mắc nối tiếp quang trở với ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể (để đo cường độ dòng điện I chạy qua mạch) rồi mắc với nguồn điện một chiều có suất điện động thay đổi được. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn để đo hiệu điện thế U giữa hai đầu quang trở. Dựa vào kết quả thực nghiệm đo được trên hình vẽ, học sinh này tính được giá trị của R là
A. 30 Ω
B. 20 Ω
C. 25 Ω
D. 50 Ω
Trong mạch gồm các điện trở R 1 = 2 Ω và R 2 = 4 Ω được mắc vào một hiệu điện thế 12V. Dùng ampe kế đo được cường độ dòng điện qua R 1 là 2A. Hai điện trở đó mắc như thế nào?
Cho mạch điện có bộ nguồn gồm hai nguồn điện có suất điện động 2 E 1 = E 2 = 12 V , điện trở trong r 1 = 2 r 2 = 2 Ω mắc nối tiếp; mạch ngoài có một điện trở R = 4 W; một bóng đèn loại 6V – 6W; một bình điện phân đựng dung dịch CuSO 4 có cực dương bằng đồng, có điện trở R B = 3 Ω , một ampe kế và một số dây nối có điện trở không đáng kể, đủ để kết nối các linh kiện. Biết đồng có khối lượng mol nguyên tử là A = 64 g/mol, có hoá trị n = 2. Mắc đèn Đ song song với bình điện phân R B , sau đó mắc nối tiếp với điện trở R: ( R Đ / / R B ) n t R ; ampe kế mắc trong mạch để đo cường độ dòng điện qua bình điện phân.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện, tính công suất toả nhiệt trên điện trở R và lượng đồng giải phóng ở catôt của bình điện phân trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây.
b) Thay bóng đèn Đ bằng điện trở R X để cường độ dòng điện qua bình điện phân là 0,8 A. Tính R X và nhiệt lượng toả ra trên R X trong thời gian 2 giờ.
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết E = 16 V , r = 2 Ω , R 1 = 3 Ω , R 2 = 9 Ω . Đ 1 và Đ 2 là 2 đèn giống nhau. Vôn kế chỉ 3V, điện trở vôn kế rất lớn. Thay vôn kế bằng 1 ampe kế có R a = 0 . Tính cường độ dòng điện qua ampe kế?
A. I = 1 , 23 A
B. I = 1 , 2 A
C. I = 1 , 3 A
D. I = 1 , 25 A
Cho mạch điện có bộ nguồn gồm hai nguồn điện có suất điện động E 1 = 3 E 2 = 12 V , điện trở trong 2 r 1 = r 2 = 2 Ω mắc nối tiếp; mạch ngoài có một điện trở R = 3W; một bóng đèn loại 3V – 3W; một bình điện phân đựng dung dịch CuSO 4 có cực dương bằng đồng, có điện trở R B = 6 Ω , một ampe kế và một số dây nối có điện trở không đáng kể, đủ để kết nối các linh kiện. Biết đồng có khối lượng mol nguyên tử là A = 64 g/mol, hoá trị n = 2. Mắc đèn Đ song song với bình điện phân R B , sau đó mắc nối tiếp với điện trở R: ( R Đ / / R B ) n t R ; ampe kế mắc trong mạch để đo cường độ dòng điện qua bình điện phân.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện, tính công suất toả nhiệt trên điện trở R và lượng đồng giải phóng ở catôt của bình điện phân trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây.
b) Thay bóng đèn Đ bằng điện trở R X để cường độ dòng điện qua bình điện phân là 1 A. Tính R X và nhiệt lượng toả ra trên R X trong thời gian 1 giờ.
Cho mạch điện có bộ nguồn gồm hai nguồn điện có suất điện động E 1 = 2 E 2 = 12 V , điện trở trong r 1 = 5 r 2 = 2 , 5 Ω mắc nối tiếp; mạch ngoài có một điện trở R = 6W; một bóng đèn loại 6V – 3W; một bình điện phân đựng dung dịch AgNO 3 có cực dương bằng bạc, có điện trở R B = 6 Ω một ampe kế và một số dây nối có điện trở không đáng kể, đủ để kết nối các linh kiện. Biết bạc có khối lượng mol nguyên tử là A = 108 g/mol, hoá trị n = 1. Mắc điện trở R nối tiếp với bình điện phân RB, sau đó mắc song song với đèn Đ: ( R n t R B ) / / R đ ; ampe kế mắc trong mạch để đo cường độ dòng điện qua bình điện phân.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện, tính công suất toả nhiệt trên điện trở R và lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân trong thời gian 2 giờ 8 phút 40 giây.
b) Thay bóng đèn Đ bằng điện trở R X để cường độ dòng điện qua bình điện phân là 0,75 A. Tính R X và nhiệt lượng toả ra trên R X trong thời gian 30 phút