Theo phép chiếu phương vị ngang (ngoài kinh tuyến gốc)thì các kinh tuyến là những đường cong. Vậy khoảng cách giữa các kinh tuyến
A. Giữ nguyên khi càng xa kinh tuyến gốc
B. Tăng dần khi càng xa kinh tuyến gốc
C. Giảm dần khi càng xa kinh tuyến gốc
D. Ý A và C đúng
Theo phép chiếu đồ phương vị ngang, thì kinh tuyến gốc là đường
A. Cong
B. Thẳng
C. Nghiêng
D. Ý A và B đúng
Theo phép chiếu phương vị ngang, chỉ có xích đạo là đường thẳng, các vĩ tuyến còn lại khoảng cách
A. Giảm dần khi càng xa xích đạo về 2 cực
B. Tăng dần khi càng xa xích đạo về 2 cực
C. Không thay đổi khi xa xích đạo
D. Tăng hoặc giảm tùy thuộc 2 cực
Phép chiều đồ phương vị, nếu điểm tiếp xúc nằm trên đường xích đạo thì đường kinh tuyến gốc và đường xích đạo là
A. Hai đường cong
B. Hai đường thẳng
C. Kinh tuyến gốc là đường thẳng, xích đạo là đường cong
D. Xích đạo là đường thẳng, kinh tuyến gốc là đường cong
Theo phép chiếu phương vị nghiêng thì mặt phẳng của giấy vẽ bản đồ tiếp xúc điểm nào trên mặt địa cầu
A. Ở xích đạo
B. Ở cực bắc
C. Ở cực nam
D. Bất cứ điểm nào
Theo phép chiếu phương vị ngang chỉ có xích đạo là đường
A. Cong
B. Thằng
C. Cong và thẳng
D. Các ý trên đều sai
Trong ngành hàng hải và hàng không thường dùng bản đồ có các đường kinh – vĩ tuyến là những đường thẳng. Vì bản đồ đó được vẽ theo phép chiếu đồ
A. Phương vị
B. Hình trụ
C. Hình nón
D. Hình trụ và hình nón
Theo phép chiếu phương vị ngang thì mặt chiếu tiếp xúc với mặt địa cầu
A. Ở hai cực
B. Ở xích đạo và không song song với trục của địa cầu
C. Ở xích đạo và song song với trục của địa cầu
D. Ý A và B đều đúng
Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạg lưới kinh vĩ tuyến của địa cầu lên mặt
A. Phẳng
B. Đứng
C. Nghiêng
D. Các ý trên đều đúng