Giám đốc công ty A đã chuyển chị B sang làm việc thuộc danh mục được pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty có lao động nam để đảm nhận công việc này. Quyết định của giám đốc công ty đã xâm phạm tới.
A. quyền ưu tiên lao động nữ
B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ
C. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động
D. quyền bình đẳng giữa người lao động nam và lao động nữ
Chị A là công nhân đang làm việc tại một Công ty may xuất khẩu từ ngày 1/3/2012 theo chế độ hợp đồng lao động thời hạn 3 năm. Tháng 8/2014, chị A nghỉ sinh con 6 tháng theo quy định. Đầu tháng 2/2015, chị A trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh, ngày 15/2/2015 chị được Giám đốc Công ty thông báo Công ty sẽ ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 1/3/2015 và giải quyết các quyền lợi đối với chị theo quy định của pháp luật. Theo Bộ Luật lao động, Giám đốc công ty đã vi phạm về nội dung nào?
A. Bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng người lao động và người sử dụng lao động.
C. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 41: Doanh nghiệp không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm là thực hiện nội dung quyền bình đẳng
A. trong nội bộ người lao động. B. trong đào tạo chuyên gia.
C. giữa lao động nam và lao động nữ. D. giữa mục tiêu và biện pháp kích cầu.
Câu 42: Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều được thành lập doanh nghiệp là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A.việc làm. B. kinh doanh. C. xã hội. D. lao động.
Câu 43: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo qui định pháp luật.Đó là quyền bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ. B. thực hiện pháp luật.
C. trách nhiệm pháp lý. D. trách nhiệm trước tòa án.
Câu 44: Anh Cường có trình độ chuyên môn cao hơn anh Dũng nên được sắp xếp vào làm công việc lương cao hơn anh Dũng. Vậy giữa anh Cường và anh Dũng có quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A.Trong thực hiện quyền lao động.
B. Trong lao động.
C. Trong tìm kiếm việc làm.
D. Bình đẳng giữa những người lao động.
Câu 45: Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp nào dưới đây?
A.Có nhiều lao động làm việc.
B. Có ý thức bảo vệ môi trường.
C. Sử dụng nhiều lao động nam.
D. Sử dụng nhiều lao động nữ.
Câu 46: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trong các
A. hoạt động nhập khẩu. B. quan hệ ngoại giao.
C. hoạt động xuất khẩu. D. quan hệ kinh tế.
Câu 47: Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A.chính trị. B. lao động. C. kinh tế. D. kinh doanh.
Câu 48: Nội dung nào sau đây không thuộc bình đằng trong hôn nhân và gia đình?
A.Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
B.B. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
C. Bình đẳng giữa cô, chú và cháu.
D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
Câu 49: Ông Minh giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh Tâm. Sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Anh Tâm tìm cách trả thù giám đốc Minh, phát hiện việc làm của chồng mình, chị Liên đã can ngăn nhưng anh Tâm vẫn thuê Xuân đánh trọng thương giám đốc. Anh Tâm bị vi phạm nội dung nào của quyền bình đẳng trong lao động?
A.Quyền lao động.
B. Tìm kiếm việc làm.
C. Hợp đồng lao động.
D. Lao động nam và nữ.
Câu 50: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
B. Cha mẹ quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.
C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
D. Cha mẹ không cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các con.
Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật khuyến khích các nhà sản xuất, doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp để
A. mở rộng thị trường kinh doanh
B. tạo ra nhiều việc làm mới
C. xuất khẩu lao động
D. đào tạo nghề cho lao động
. Trường hợp nào sau đây thì chấm dứt hợp đồng lao động?
A. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình
sự
B. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
C. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc
không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc
D. Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ
Cho rằng chị H có ý chống đối lại mình nên giám đốc công ty s đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc Công ty s đã xâm phạm tới quyền
A. Lựa chọn việc làm cùa lao động nữ.
B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Bình đẵng trong hợp đồng lao động.
D. Được hưởng các chế độ xã hội của người lao động.
Thấy chị T được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 30 phút vì đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi. Chị N (đang độc thân) cũng yêu cầu được nghỉ như chị T vì cùng lao động như nhau. Theo quy định của pháp luật thì chị N có được nghỉ như chị T không?
A. Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc của công ty
B. Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật
C. Cung được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động và cùng là lao động nữ
D. Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động và cùng là lao động nữ
Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh bằng nhiều
A. không bền vững.
B. không hiệu quả.
C. không liên tục.
D. không mạnh mẽ.
Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh bằng nhiều giải pháp để
A. mở rộng thị trường kinh doanh.
B. tạo ra nhiều việc làm mới.
C. xuất khẩu lao động.
D. đào tạo nghề cho lao động.