Chúng ta đều biết biển có rất nhiều nước nhưng là nước mặn (có lẫn muối). Vì vậy, ngư dân và các chiến sĩ hải quân vẫn phải mang theo nước ngọt từ đất liền để sử dụng. Chi phí cho việc vận chuyển nước ngọt khá cao và bình chứa sẽ chiếm mất nhiều thể tích trên tàu. Do đó, ở trên biển ngư dân phải sử dụng nước ngọt rất tiết kiệm. Trước thực tế đó, trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kĩ thuật dành cho học sinh THCS và THPT, nhiều em học sinh đã tham gia với dự án tách nước ngọt từ nước biển để cung cấp nước ngọt cho ngư dân trên biển và các chiến sĩ hải quân. Theo em, về nguyên tắc có thể tách lấy nước ngọt từ nước biển được không? Hãy trình bày ý tưởng của em.
1. Theo em, những đặc điểm nào giúp cá thích nghi với môi trường dưới nước?
2. Lấy ví dụ một số loài cá sống ở nước ngọt, một số loài cá sống ở nước mặn.
Câu 45: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?
A. Con chó. B. Trùng biến hình. C. Con ốc sên. D. Con cua.
Câu 46: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?
A. Mô và hệ cơ quan B. Tế bào và cơ quan
C. Tế bào và mô D. Cơ quan và hệ cơ quan
Câu 47: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn
(4) Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 48: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 49: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
A. Động vật, Thực vật, Nấm
B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus
C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus
D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật
Câu 50: Tên khoa học của các loài được hiểu là?
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)
Câu 51: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?
A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
Câu 52: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là?
A. Có lông vũ và không có lông vũ B. Có mỏ và không có mỏ
C. Có cánh và không có cánh D. Biết bay và không biết bay
Câu 53: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:
(1) Biết bay hay không biết bay
(2) Có lông hay không có lông
(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ
(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi
(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn
(6) Phân tính hay không phân tính
Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?
A. (1), (4), (5) B. (2), (5), (6)
C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (5)
Câu 54: Vật chất di truyền của một virus là?
A. ARN và AND B. ARN và gai glycoprotein
C. ADN hoặc gai glycoprotein D. ADN hoặc ARN
Câu 55: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, sởi B. Tả, sởi, viêm gan A
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da
Câu 56: Vi khuẩn là:
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 57: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 58: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinhh cho người nhiễm vi khuẩn:
(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.
(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn.
Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:
A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (5)
C. (2), (3), (4), (5) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 59: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?
A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.
Câu 60: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:
A. Có kích thước hiển vi B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ
C. Chưa có cấu tạo tế bào D. Có hình dạng không cố định
Câu 61: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.
A. Kính lúp B. Kính hiển vi C. Kính soi nổi D. Kính viễn vọng
Câu 62: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?
A. Bệnh kiết lị B. Bệnh tiêu chảy C. Bệnh vàng da D. Bệnh đậu mùa
Câu 63: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?
A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian
B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm
C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm
D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian
Câu 64: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Trùng roi B. Tảo C. Trùng giày D. Trùng biến hình
Câu 65: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
A. Trùng kiết lị B. Trùng giày C. Trùng sốt rét D. Trùng roi
Câu 66: Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?
A. Đường tiêu hóa B. Đường hô hấp C. Đường tiếp xúc D. Đường máu
Câu 67: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
A. Mắc màn khi đi ngủ B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy
C. Phát quang bụi rậm D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt
Câu 68: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
A. Mọc thêm roi B. Hình thành bào xác C. Xâm nhập qua da D. Hình thành lông bơi
Câu 69: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?
A. Dạ dày B. Phổi C. Não D. Ruột
Câu 70: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói
B. Da tái, đau họng, khó thở D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ
Câu 71: Điều gì xảy ra nếu số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm?
A. Các sinh vật khác phát triển mạnh mẽ hơn
B. Các sinh vật trong cả khu vực đó bị chết do thiếu thức ăn
C. Có nguồn sinh vật khác phát triển thay thế các nguyên sinh vật
D. Các sinh vật ăn các nguyên sinh vật giảm đi vì thiếu thức ăn
Câu 72: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi
C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người
Câu 73: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 74: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm mốc D. Nấm men
Câu 75: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?
A. Nấm men B. Nấm mốc C. Nấm mộc nhĩ D. Nấm độc đỏ
Câu 76: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?
A. Nấm men B. Vi khuẩn C. Nguyên sinh vật D. Virus
Câu 77: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?
A. Nấm hương B. Nấm mỡ C. Nấm men D. Nấm linh chi
Câu 78: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?
A. Nấm đùi gà B. Nấm kim châm C. Nấm thông D. Nấm linh chi
Câu 79: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
A. Lên men bánh, bia, rượu…
B. Cung cấp thức ăn
C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Câu 80: Biện pháp nào dưới đây không được sử dụng để phòng bệnh nấm da?
A. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
B. Dùng chung đồ dùng với người bị bệnh nấm da
C. Không tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh nấm da
D. Thăm khám thú ý, diệt nấm định kì cho vật nuôi
Áp dụng nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các sinh vật sau : con lươn,con ốc,con bò,con chim sẻ
Câu 1: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?
A. Không tan trong nước.
B. Có vị ngọt, mặn, chua.
C. Không màu, không mùi, không vị.
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.
Câu2: Khi nói về chất, nước sông hồ thuộc dạng nào?
A. Đơn chất B. Hợp chất. C. Chất tinh khiết D. Hỗn hợp.
Câu 3: Hòa tan rượu vào nước. Rượu được gọi là gì?
A. Chất tan. B. Dung môi. C. Dung dịch. D. Huyền phù.
Câu 4: Không khí là:
A. chất tinh khiết. B. tập hợp các vật thể.
C. hỗn hợp. D. tập hợp các vật chất.
Câu 5: Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là gì?
A. Huyền phù. B. Dung dịch. C. Nhũ tương. D. Chất tan.
trong hai loại nước khoáng và nước tinh khiết , uống loại nước nào tốt cho sức khoẻ hơn . Vì sao ?
các chất có thể tồn tại ở mấy loại thể
Câu 5. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có hại?
A. Bạn Lan đang cầm cốc nước mang ra mời khách.
B. Quyển sách ở trên mặt bàn bị nghiêng nhưng không rơi.
C. Bác thợ sửa xe đang vặn ốc cho chặt hơn.
D. Bạn Tú đẩy mãi cái bàn mà nó không xê dịch đến nơi bạn ý muốn.
Câu 6. Ở môi trường nào không xuất hiện lực cản?
A. Môi trường nước
B. Môi trường chân không
C. Môi trường không khí
D. Cả A và C
Câu 7. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát trượt?
A. Một vận động viên đang trượt tuyết
B. Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân
C. Em bé đang chạy trên sân
D. Một vật đang rơi từ một độ cao
Câu 8. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát lăn?
A. Một chiếc ô tô đang đi trên đường.
B. Máy bay đang bay trên bầu trời.
C. Lực giữa má phanh và vành xe khi phanh.
D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
Câu 9. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát nghỉ?
A. Cô giáo đang viết phấn lên bảng
B. Bạn Nam đang bơi ở bể bơi
C. Lực giữ cho các bộ phận máy móc gắn chặt với nhau
D. Trục ổ bị ở quạt bàn đang quay
Câu 10. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt.
B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất.
C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn.
D. Lực làm cho lốp xe bị mòn.
Có nhiều loại vi sinh vật được sử dụng để thu enzyme nhằm sản xuất các chế phẩm sinh học. Em hãy tìm hiểu và cho biết: Tại sao người ta thường sử dụng vi sinh vật trong sản xuất các chế phẩm sinh học?