Trên vùng biển nước ta, động đất có thể xảy ra chỉ có độ lớn M = 60 richter, nên khả năng xảy ra sóng thần mạnh trong vùng biển nước ta là rất nhỏ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, sóng thần đe dọa vùng ven biển huyện Cần Giờ là chủ yếu.
Cách phòng tránh:
a. Khi đang ở trên biển, ven biển:- Khi đang ở trên tàu thuyền trên biển, ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m, vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu; - Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời gian và được sự thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng; - Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.
b. Khi ở trên đất liền:
- Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên; - Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán; - Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 500m so với bờ biển phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán; - Đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ỏ các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng. - Đang đi trên đường: không được đi ra hướng bờ biển.