Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
elya

tả cảnh ngụ tình là một trong những nét đặt sắc nghệ thuật của Nguyễn Du trong truyện Kiều . phân tích đoạn thơ sau để làm rõ vấn đề trên

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác, biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ( mọi người có thể lấy trên mạng nhưng phải đúng nội dung đề bài nha ^^)

Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 8 2022 lúc 14:30

Tham khảo các ý ạ:

- Tám câu thơ nằm ở cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Sau khi nhớ về người yêu và gia đình, Kiều trông lại cảnh ngộ của mình. Đây là những vần thơ có sức ám ảnh nhất của đoạn trích, diễn tả thành công “nỗi lòng tê tái” của Kiều trong những ngày đầu tiên của kiếp đoạn trường.

- Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

- Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ: điệp ngữ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ.

+ Hai tiếng “buồn trông” được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của Kiều “trước lầu Ngưng Bích”, vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ.

+ Câu thơ thứ 2, 4 là các câu hỏi tu từ, diễn tả tâm trạng rối bời, ngổn ngang và cả những lo âu của Thúy Kiều về chính số phận mình, tương lai của mình.

+ Những hình ảnh ẩn dụ: "hoa trôi man mác" cũng giống như sự mỏng manh của Thúy Kiều và cuộc đời bấp bênh, chìm nổi của nàng; "gió cuốn mặt duềnh" "tiếng sóng" - những tai ương đang ở phía trước.

- Sử dụng từ láy với mật độ dày đặc: thấp thoáng, xa xa, man mác, xanh xanh, rầu rầu, ầm ầm. Tất cả những từ láy đó đều là từ tượng hình, tượng thanh, có sức khơi gợi mạnh mẽ.

=>Tám câu thơ với điệp cấu trúc, cách sử dụng từ ngữ, ngày càng làm nổi bật tâm trạng của Kiều trước lầu Ngưng Bích. Trên tất cả là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài ba của đại thi hào Nguyễn Du. Vì tâm trạng con người đầy bất an, bão bùng, lòng người nổi sóng nên cảnh vật không thể nên thơ. Qua đó, ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với nàng Kiều, đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật của một cây bút đại tài. Đó là lí do tại sao các nhà nghiên cứu khẳng định: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn (Phạm Quỳnh) hay “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn” (chế Lan Viên).


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Thanh Thanh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết