Sự di truyền một bệnh P ở người do 1 trong 2 alen quy định và được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây. Các chữ cái cho biết các nhóm máu tương ứng của mỗi người. Biết rằng sự di truyền bệnh P độc lập với di truyền các nhóm máu, quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
I. Có tối đa 5 người mang kiểu gen dị hợp tử về bệnh P
II. Có 7 người có thể biết chính xác về kiểu gen của cả 2 tính trạng trên.
III. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai có nhóm máu B và không bị bệnh P là 5/18
IV. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh hai đứa con khác giới đều có nhóm máu A và bị bệnh P là 1/1152
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Đáp án C
I. sai
- Xét tính trạng bệnh P:Có tối đa 7 người có thể có kiểu gen dị hợp
II. sai. Biết tối đa kiểu gen của 4 người
III. sai. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai có nhóm máu B
- Cặp vợ chồng II7(IAIO) × II8(1/3IBIB: 2/3IBIO) ↔ (1IA :1 IO)(2IB :1IO) sinh con máu B là: 2/3×1/2 = 1/3.
- Cặp vợ chồng II7(1/3AA: 2/3Aa) × II8(Aa) nên xác suất sinh con không bị bệnh là: 1-(2/3×1/4)= 5/6.
Vậy, xác suất sinh con trai máu A và không bị bệnh là : 1/3 × 5/6× 1/2 = 5/36.
(4) đúng. Xác suất để cặp vợ chồng (7) và (8) ở thế hệ (II) sinh một con trai và một con gái đều có nhóm máu A và bị bệnh P là 1/1152
Xác suất để cặp vợ chồng II7(IAIO) × II8(1/3IBIB hoặc 2/3IBIO) sinh 2 con máu A là: 2/3×1/4×1/4 = 1/24.
Xác suất để cặp vợ chồng II7(1/3AA: 2/3Aa) × II8(Aa) sinh con bệnh P là: 2/3×1/4×1/4 = 1/24.
XS sinh 2 con khác giới tính là 1/2
Vậy, xác suất cặp vợ chồng II7×II8 sinh sinh một con trai và một con gái đều có nhóm máu A và bị bệnh P là: 1/24×1/24×1/2×1/2×C21 =1/1152.