Đáp án D
Quy luật phân li độc lập thực chất nói
về sự phân li độc lập của các cặp alen
trong quá trình giảm phân
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đáp án D
Quy luật phân li độc lập thực chất nói
về sự phân li độc lập của các cặp alen
trong quá trình giảm phân
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các NST trong cặp tương đồng.
(2) Các gen trên cùng một NST luôn phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân
(3) Sự phân li độc lập và hoán vị gen có thể làm tăng biến dị tổ hợp.
(4) Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp:
(1) Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
(2) Do sự tác động qua lại giữa các gen không alen.
(3) Do sự không phân li của các cặp nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình phân bào.
(4) Do sự hoán vị gen ở kì đầu của phân bào I giảm phân.
(5) Do sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
Số nội dung đúng là:
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Bảng sau đây cho biết môt số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội:
Cột A |
Cột B |
1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường |
a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. |
2. Các gen nằm trong tế bào chất |
b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. |
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X |
c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. |
4. Các alen thuộc các locut khác nhau trên một nhiễm sắc thể |
d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân. |
5. Các cặp alen thuộc các locut khác nhau trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau |
e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử. |
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng ?
A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a
B. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e
C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a
D. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e
Cho các phát biểu sau đây về các hiện tượng di truyền trên cơ thề sinh vật nhân thực:
(1) Khi xét hai gen liên kết trên một cặp NST thường thì mỗi cặp alen của mỗi gen vẫn tuân theo quy luật phân li
(2) Để các cặp gen nghiệm đúng quy luật phân li độc lập hay liên kết gen cần phải có những điều kiện nhất định.
(3) Trong các hiện tượng di truyền phân li độc lập, liên kết gen hoàn toàn và hoán vị gen thì phân li độc lập là hiện tượng phổ biến nhất.
(4) Sự tương tác giữa các alen của một gen không thể làm xuất hiện kiểu hình mới trên cơ thể sinh vật.
(5) Một tính trạng có thể được quy định bởi một gen hoặc hai gen hoặc được quy định bởi một gen mà gen đó còn quy định những tính trạng khác.
Có bao nhiêu phát biểu ở trên đúng?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Cho các hệ quả sau:
1. Ở đời con, bên cạnh các kiểu hình giống bố mẹ, còn có các kiểu hình khác nhau. Những kiểu hình này được gọi là các biến dị tổ hợp.
2. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp ở F2 là kết quả của sự tổ hợp các cặp alen tương ứng của P qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
3. Nếu biết được các gen quy định tính trạng khác nhau phân li độc lập với nhau thì ta có thể dự đoán trước được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau.
4. Có những kiểu hình có ở bố mẹ nhưng lại không được biểu hiện ở đời sau và ngược lại.
Số hệ quả có thể được suy ra từ các quy luật của Menđen là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb × aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ
A. 1:1:1:1
B. 3 : 1
C. 9 : 3 : 3 : 1.
D. 1:1.
Bảng dưới đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật
Cột A |
Cột B |
1. Hai alen của một gen trên cặp NST thường |
a. phân ly độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử. |
2. Các gen nằm trong tế bào chất |
b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. |
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của NST giới tính X |
c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. |
4. Các alen thuộc locus khác nhau trên một NST |
d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân. |
5. Các cặp alen thuộc locus khác nhau trên các cặp NST khác nhau |
e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn giới đồng giao tử. |
Trong các tổ hợp được gép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1 - d, 2 - c, 3 - e, 4 - b, 5 - a.
B. 1 - c, 2 - d, 3 - b, 4 - a, 5 - e.
C. 1 - d, 2 - b, 3 - a, 4 - c, 5 - e
D. 1 - e, 2 - d, 3 - c, 4 - b, 5 - a.
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hạt do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định hạt màu đỏ; khi trong kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hạt màu trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh hình thành hợp tử.Theo lí thuyết, trên mỗi cây F1 không thể có tỉ lệ phân li màu sắc hạt nào sau đây?
A. 56,25% hạt màu đỏ : 43,75% hạt màu trắng.
B. 50% hạt màu đỏ : 50% hạt màu trắng.
C. 100% hạt màu đỏ.
D. 75% hạt màu đỏ : 25% hạt màu trắng
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hạt do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định hạt màu đỏ; khi trong kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hạt màu trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh hình thành hợp tử. Theo lí thuyết, trên mỗi cây F1 không thể có tỉ lệ phân li màu sắc hạt nào sau đây?
B. 100% hạt màu đỏ
C. 50% hạt màu đỏ : 50% hạt màu trắng
D. 56,25% hạt màu đỏ : 43,75% hạt màu trắng
Cho các nhận định về quy luật di truyền Menden như sau:
(1) Menden giải thích các quy luật di truyền dựa vào sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
(2) Quy luật di truyền của Menden vẫn đúng trong trường hợp nhiều gen quy định một tính trạng.
(3) Quy luật di truyền của Menden chỉ nghiệm đúng trong trường hợp một gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.
(4) Trong phép lai một cặp tính trạng, Menden kiểm chứng lại giả thuyết của mình bằng cách cho F2 tự thụ phấn.
(5) Theo Menden, cơ thể thuần chủng là cơ thể mang 2 nhân tố di truyền giống nhau.
(6) Theo Menden, nhân tố di truyền chỉ hoà quyện với nhau khi quá trình giảm phân tạo giao tử diễn ra bất thường.
(7) Quy luật phân li của Menden là phân li nhân tố di truyền đồng đều vào giao tử.
(8) Quy luật phân li độc lập của Menden là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác.
Số nhận định sai là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6