Đáp án B
Quan hệ giữa nấm với tảo trong địa y là biểu hiện quan hệ cộng sinh, trong đó nấm cung cấp nước cho tảo quang hợp, tảo quang hợp lại cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm.
Đáp án B
Quan hệ giữa nấm với tảo trong địa y là biểu hiện quan hệ cộng sinh, trong đó nấm cung cấp nước cho tảo quang hợp, tảo quang hợp lại cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm.
Cho các mối quan hệ sinh thái gồm:
1. Quan hệ cộng sinh.
2. Quan hệ ức chế, cảm nhiễm.
3. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác.
4. Quan hệ hội sinh.
5. Quan hệ kí sinh.
6. Quan hệ hợp tác.
7. Quan hệ bán kí sinh.
8. Quần tụ.
Những quan hệ thuộc quan hệ hỗ trợ khác loài là:
A. 1, 4, 6, 8
B. 1, 4, 6
C. 2, 3, 5, 7
D. 2, 3, 5, 7, 8
Trong các mối quan hệ sinh thái sau, mối quan hệ có thể gây hại cho sinh vật là
(1) cạnh tranh khác loài,
(2) ức chế - cảm nhiễm,
(3) con mồi và vật dữ,
(4) hội sinh,
(5) vật kí sinh và vật chủ,
(6) cộng sinh.
A. (2), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3), (5).
D. (1), (2), (3), (6).
Sinh vật sản xuất có thể tham gia vào bao nhiêu kiểu quan hệ sau đây?
I. Vật chủ - vật kí sinh
II. Ức chế - cảm nhiễm
III. Hội sinh
IV. Cộng sinh
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Cho các phát biểu sau:
I. Trong nông nghiệp, việc trồng cây nhãn và nuôi ong đồng thời là ứng dụng của quan hệ hợp tác.
II. Việc ứng dụng của quan hệ cộng sinh là trồng luân canh, xen canh các cây hoa màu với các cây họ đậu.
III. Mô hình "Tôm ôm cây đước" là một ứng dụng của quan hệ hội sinh giữa các loài.
IV. Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng của quan hệ ức chế - cảm nhiễm trong nông nghiệp.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các ví dụ thể hiện các mối quan hệ sinh thái như sau:
1 Hải quỳ và cua
2 Cây nắp ấm bắt mồi
3 Kiến và cây kiến
4 Virut và tế bào vật chủ
5 Cây tầm gửi và cây chủ
6 Cá mẹ ăn cá con
7 Địa y
8 Tỉa thưa ở thực vật
9 Sáo đậu trên lưng trâu
10. Cây mọc theo nhóm
11 Tảo biển làm chết cá nhỏ ở vùng xung quanh
12. Khi gặp nguy hiểm, đàn trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa.
Có mấy nhận định sau đây là đúng khi phân tích đặc điểm của các mối quan hệ sinh thái trong các ví dụ trên?
(1). Quan hệ sinh thái giữa các sinh vật diễn ra trong quần xã và cả trong quần thể.
(2). Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật.
(3). Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã.
(4). Không có ví dụ nào ở trên thể hiện mối quan hệ hội sinh.
(5). Có 2 ví dụ thể hiện mối quan hệ kí sinh.
(6). Có một ví dụ thể hiện mối quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác.
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Cho các ví dụ:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
A. (3) và (4)
B. (1) và (4)
C. (2) và (3)
D. (1) và (2)
Cho các phát biểu sau:
1. Trong nông nghiệp, việc trồng câu nhãn và nuôi ong đồng thời là ứng dụng của quan hệ hợp tác.
2. Việc ứng dụng quan hệ cộng sinh là trồng luân canh, xen canh các cây hoa màu với các cây họ đậu.
3. Mô hình “Tôm ôm cây đước” là một ứng dụng của quan hệ hội sinh giữa các loài.
4. Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng của quan hệ ức chế-cảm nhiễm trong nông nghiệp.
5. Dựa vào hiểu biết về mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài, trong nuôi trồng thuỷ sản người ta thường nuôi trồng các loại thuỷ sản khác nhau ở các tầng nước khác nhau.
6. Hiện tượng thiên địch được dùng trong nông nghiệp như một biện pháp sinh học không gây ô nhiễm môi trường là ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Số phát biểu đúng là:
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Khi nói về các mối quan hệ trong quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
I. ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ trong đó một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác.
II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn thường không chung sống hòa bình trong một sinh cảnh.
III. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li ổ sinh thái của mình.
IV. Mối quan hệ vật chủ - sinh vật kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt.
V. Trong thiên nhiên, các mối quan hệ giữa các loài, nhất là những mối quan hệ cạnh tranh đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng của các loài, thiết lập nên trạng thái cân băng sinh học.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong nông nghiệp, việc trồng cây nhãn và nuôi ong đồng thời là một ứng dụng từ quan hệ hỗ trợ.
(2) Ứng dụng của mối quan hệ cộng sinh như: trồng luân canh, xen canh các loại cây hoa màu mới cây họ đậu.
(3) Hiện tượng thiên địch được dùng trong nông nghiệp như một biện pháp sinh học không gây ô nhiễm môi trường là ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt con mồi.
(4) Trồng rau thường xen kẽ với tỏi là một ví dụ về việc ứng dụng mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.
(5) Dựa vào hiểu biết quan hệ cạnh tranh giữa các loài, trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường nuôi trồng các loại thủy sản khác nhau ở các tầng nước khác nhau.
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3