Quân đội của các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV
được chia thành những bộ phận nào?
A. dân binh, công binh.
B. cấm quân, ngoại binh (lộ binh).
C. cấm quân, công binh.
D. dân binh, ngoại binH
Quân đội của các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV
được chia thành những bộ phận nào?
A. dân binh, công binh.
B. cấm quân, ngoại binh (lộ binh).
C. cấm quân, công binh.
D. dân binh, ngoại binH
Tổ chức quân đội dưới thời Lý - Trần có cấm binh và Lộ binh, cấm binh thực hiện nhiệm vụ
A. bảo vệ vua và kinh thành
B. canh phòng các lộ, phủ
C. bảo vệ nhà nước phong kiến
D. bảo vệ biên cương của đất nước
Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới.
“Canh tý, Hưng Long, năm thứ 8 (1300),…
Tháng 6, ngày 24, sao sa. Hưng Đạo Vương ốm nặng, vua ngự tới nhà hỏi thăm, hỏi rằng: “Chẳng may chết, giặc phương Bắc lại xâm lấn thì kế sách làm sao?”.
Hưng Đạo trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế dựng nước, vua Hán cho quân đánh thì nhân dân làm kế “thanh dã”, rồi xem đại quân từ Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh thì đánh up đằng sau, đó là một thời. Đến thời Đinh Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó lại là một thời. Nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm chiếm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Châu, Liêm Châu, mấy lần đến tận Mai Lĩnh là vì có thể đánh được. Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt, đó là trời xui nên vậy. Tóm lại, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.”
(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư)
Đoạn đối thoại trên của ai với ai?
A. Vua Trần và các quan lại.
B. Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
C. Trần Hưng Đạo và cha.
D. Trần Hưng Đạo và tướng lĩnh thân cận.
Tố chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông” bắt đầu từ thời kì nào?
A. Thời nhà Đinh - Tiền Lê
B. Thời nhà Lý
C. Thời nhà Trần
D. Thời hậu Lê
Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn năm 1427, đánh tan tành 10 vạn viện binh của giặc. Quân xâm lược Minh đầu hàng phải rút về nước?
A. Tốt Động, Chúc Động
B. Chi Lăng, Xương Giang
C. Chương Dương, Vạn Kiếp
D. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử
Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo thứ tự thời gian?
A. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa
B. Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa
C. Chi Lăng - Xương Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi - Đống Đa, Như Nguyệt
D. Chi Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa, Như Nguyệt, Bạch Đằng
Công lao to lớn của quân Tây Sơn trong việc giành độc lập dân tộc Việt Nam thế kỉ XVIII là
A. đánh tan quân xâm lược ở mạn Nam
B. đánh tan quân xâm lược ở mạn Bắc
C. đánh tan quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh
D. tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, quân dân Đại Việt phải đụng đầu với các kẻ thù hung hãn ở Trung Quốc là
A. nhà Tống, Mông - Nguyên
B. nhà Tống, Mông - Nguyên và Nhà Minh
C. nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Thanh
D. nhà Minh và nhà Thanh
Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là
A. Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ
B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng
C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng
D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
Từ khi ra đội đến nay Quân đội nhân dân Việt Nam đã qua máy lần đổi tên