Tham khảo
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội :
a) Tích cực :
- Tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước (năm 2005 đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, chiếm 84% tổng GDP của công nghiệp - xây dựng, chiếm 87% GDP ngành dịch vụ và đóng góp 80% ngân sách nhà nước).
- Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.
- Sử dụng đông đảo lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.
- Là nơi có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
- Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
b) Tiêu cực :
- Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, đất do rác thải sinh hoạt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn…).
- Cạn kiệt tài nguyên.
- Nảy sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự xã hội (tai nạn giao thông, trộm cắp, tắc nghẽn giao thông…).
Ảnh hưởng tích cực:
`+` Thúc đẩy kinh tế: Đô thị hóa tạo ra các trung tâm kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
`+` Tạo việc làm: Sự phát triển của các đô thị tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút lao động có kỹ năng.
`+` Cải thiện cơ sở hạ tầng: Đô thị hóa thường đi kèm với việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.
`+` Tăng cường giao lưu văn hóa: Đô thị là nơi giao lưu, pha trộn của nhiều nền văn hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa và giáo dục.
Ảnh hưởng tiêu cực:
`+` Ô nhiễm môi trường: Sự tăng trưởng nhanh chóng của đô thị có thể dẫn đến ô nhiễm không khí, nước và đất do rác thải sinh hoạt và công nghiệp
`+` Chênh lệch phát triển: Đô thị hóa có thể làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
`+` Áp lực lên hạ tầng: Sự gia tăng dân số đô thị đặt áp lực lớn lên hệ thống giao thông, nhà ở và các dịch vụ công cộn.
`+` Tệ nạn xã hội: Đô thị hóa có thể dẫn đến sự gia tăng của tệ nạn xã hội như tội phạm, ma túy và mất an ninh trật tự.