Please! I'm going to do it tomorrow!
Câu 1: Đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa châu Á, nơi phân bố. Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến thủy chế sông ngòi?
Câu 2: Đặc điểm phân bố dân cư châu Á(khu vực nào có MĐDS cao, thấp). Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó.
Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung chủ yếu ở đâu? Giải thích sự phân bố đó.
Câu 3: Nêu đặc điểm địa hình khu vực Nam Á. Ảnh hưởng của địa hình đến nhiệt độ và lượng mưa như thế nào? (Chủ yếu là vế 2 thôi, vế 1 không cần).
2.Các thành phô lớn của châu Á thường tập trung ở các đồng bằng châu thổ, các vùng ven biển, đây là những nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn đới hải dương hoặc khí hậu nhiệt đới ẩm.
3.Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa. - Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít. - Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn. - Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít.
Câu 3: Vế 1:
Nam Á có ba miền địa hình khác nhau :
Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.
Câu 3: Vế 2:
Núi cao thì sẽ ít mưa, đồng bằng mưa nhiều, đôi khí vẫn có sự thay đổi.
1.*Kiểu khí hậu gió mùa:
-Một năm có 2 mùa rõ rệt:
+Mùa đông khô lạnh, ít mưa.
+Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
-Nơi phân bố:
+ Gió mùa nhiệt đới: đông nam á, nam á.
+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: đông á.
*Kiểu Khí hậu lục địa:
- Một năm có hai mùa:
+ Mùa đông: Khô lạnh.
+ Mùa hạ: Khô nóng.
- Biên độ nhiệt ngày và năm lớn.
- Cảnh quan hoang mạc phát triển.
- Phân bố: Tây nam á và nội địa.
1.- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.
+ Bắc Á: nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.
+ Đông Á, Đông Nam Á: sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
+ Tây Nam Á và Trung Á: do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.
2. dân cư phân bố không đồng đều .
mật độ :
Dưới 1 người/ km2 : ở Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á vì đây là Là những khu vực khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, khô hạn, điều kiện sản xuất khó khăn; núi cao, hoang mạc, đầm lầy.
Từ 1 đến 50 người/km2 : ở Mông Cổ, phía nam của Liên bang Nga, một số nước Tây Nam Á như Iran, Thổ Nhĩ Kì, một số nước Đông Nam Á như Mianma, Lào, ... vì những nơi này có Điều kiện sản xuất còn nhiều khó khăn, khí hậu tương đối khắc nghiệt.
Từ 51 đến 100 người/km2 : ở Các cao nguyên Ấn Độ, một số khu vực của Inđônêxia, Mã Lai, ... vì : Các cao nguyên thấp, các vùng đồi tương đối thuận lợi cho sản xuất
Trên 100 người/km2 : ở Rìa phía đông Trung Quốc, ven biến Ân Độ Dương, một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, Nhật Bản. vì đây Là những đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ, có khí hậu nhiệt đới và ôn đới hải dương.
3.Nam Á có ba miền địa hình khác nhau :
Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.
Câu 1: Trả lời:
Vế 1:
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa.
Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
Quan sát hình 2.1, em hãy :
- Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa.
- Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý ?
Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
Câu 1: Vế 2
- Có nhiều hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
- Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương.
- Đông Á, Nam Á: sông đổi vào TBD và AĐD.
- Sông ngòi châu Á có giá trị KT lớn: GTVT, thuỷ điện...
Câu 2: Vế 1
1. Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủn tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội.
3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn:
- Châu Á có văn hóa đa dạng và là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn đó là: (Ấn độ giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo).
Tôn giáo Địa điểm ra đời Thời điểm ra đời Thần linh tôn thờ Khu vực phân bố
Ấn Độ giáo Ấn Độ 2.500 trước CN Đấng tối cao Ba La Môn Ấn Độ
Phật giáo Ấn Độ Thế kỉ VI trước CN Phật Thích Ca Đông Á, Nam Á
Thiên chúa giáo Pa-le-xtin Đầu CN Chúa Giê Su Phi-líp-pin
Hồi giáo A-rập Xê-út Thế kỉ VII sau CN Thánh A La Nam Á, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia
Câu 2: Vế 1 , phần kết luận
Các tôn giáo đều khuyên các tín đồ làm việc thiện trách điều ác
+ Việt Nam có nhiều tôn giáo, nhiều tín ngưỡng tồn tại. Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tín ngưỡng là quyền của mỗi cá nhân.
+ Vai trò tích cực của tôn giáo là hướng thiện trách ác "Tu tâm, tích đức"
+ Tiêu cực: Mê tín dễ bị người xấu lợi dụng.
Câu 2: Về 2:
Các thành phố lớn ở châu Á thường nằm ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi cũng như đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế.