Đáp án C
Phương pháp tạo dòng thuần chủng của Menđen là :
Cho các cây đậu Hà Lan tự thụ phấn liên tiếp qua 5-7 thế hệ
Đáp án C
Phương pháp tạo dòng thuần chủng của Menđen là :
Cho các cây đậu Hà Lan tự thụ phấn liên tiếp qua 5-7 thế hệ
Cho các phương pháp sau:
1. Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.
2. Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.
3. Nuôi hạt phấn của cây không thuần chủng rồi tiến hành lưỡng bội hóa và cho phát triển thành cây lưỡng bội
4. Cônxisin tác động lên giảm phân 1 tạo giao tử lưỡng bội, hai giao tử lưỡng bội thụ tinh tạo ra hợp tử tứ bội.
Phương pháp tạo được dòng thuần chủng là
A. 2,3,4
B. 1,2,3
C. 1,2,4
D. 1,3,4
Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:
I. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD.
II. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD.
III. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho giao phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
IV. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.
Có bao nhiêu cách tạo ra giống cây thuần chủng ở trên là đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trong các phương pháp tạo giống cây trồng sau đây, có bao nhiêu phương pháp chắc chắn có thể tạo ra dòng thuần chủng:
I. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, lưỡng bội hóa.
II. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
III. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng.
IV. Phương pháp tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ đối với cây giao phấn.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần khác nhau tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
(5) Lai xa và đa bội hóa.
Số phương pháp dùng để tạo ra thể song nhị bội là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các bước sau:
(1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo ra các giống cây trồng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.
(3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
Trình tự đúng của các bước là
A. (1) -> (2)->(3).
B. (2) ->(3) ->(1)
C. (3) ->(1)->(2).
D. (3) ->(2) ->(1).
Ở thực vật, để chọn, tạo giống mới người ta sử dụng các phương pháp sau:
1. Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
2. Cho thụ phấn khác loài kết hợp với gây đột biến đa bội.
3. Dung hợp tế bào trần khác loài.
4. Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp tạo giống mới có độ thuần chủng cao là:
A. (1) ; (3)
B. (2) ; (3)
C. (1) ; (4)
D. (2) ; (4)
Khi nói về các kỹ thuật nhân giống ở thực vật, cho các phát biểu sau đây:
I. Các kỹ thuật giâm, chiết, ghép là ứng dụng của hình thức sinh sản sinh dưỡng ở cơ thể thực vật.
II. Để tăng hiệu suất của quá trình tạo chồi từ mô calus cần phải phối hợp tỷ lệ các hormon Auxin và Axit abxixic một cách phù hợp.
III. Biện pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ ở các giống cây trồng nhằm mục đích tạo giống thuần chủng.
IV. Kỹ thuật nuôi cấy mô sẹo có thể tạo ra một số lượng lớn các cây con có tính đa dạng di truyền từ một cây ban đầu.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Trong thực tế sản xuất giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn để tạo ra các dòng thuần, sau đó cho các dòng thuần lai với nhau nhằm mục đích:
A. Tạo ADN tái tổ hợp
B. Loại bỏ các gen lặn.
C. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp
D. Tạo ưu thế lai ở thực vật.
Trong thực tế sản xuất giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn để tạo ra các dòng thuần, sau đó cho các dòng thuần lai với nhau nhằm mục đích
A. Tạo ADN tái tổ hợp
B. Loại bỏ các gen lặn
C. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp
D. Tạo ưu thế lai ở thực vật
Cho các phương pháp sau:
(1) Dung hợp tế bào trần.
(2) Cấy truyền phôi.
(3) Nhân bản vô tính.
(4) Nuôi cấy hạt phấn sau đó cho lưỡng bội hóa.
(5) Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ.
Phương pháp nào được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng?
A. (3), (4), (5).
B. (2), (3).
C. (4), (5).
D. (1), (2), (3), (5).