Nối cột A (tên phương châm hội thoại) với cột B( khái niệm) cho đúng:
Cột A | Cột B |
1. Phương châm về chất | a. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. |
2. Phương châm về lượng | b. Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch ; tránh cách nói mơ hồ. |
3. Phương châm về quan hệ | c. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung ; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. |
4. Phương châm về cách thức | d. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. |
e. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. |
Khái niệm nào sau đây để chỉ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
A. Phương châm về chất
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm lịch sự
"Khi giao tiếp, cần nói đúng chủ đề giao tiếp tránh nói lạc đề." là yêu cầu của phương châm hội thoại nào?
A. Quan hệ
B. Cách thức
C. Lịch sự
D. Về chất
2. Câu ca dao sau khuyên ta sử dụng tốt phương châm hội thoại nào khi giao tiếp. Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho dừa lòng nhau. Hãy viết một đoạn văn (5-8câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề giao tiếp với mọi người đc rút ra từ ý nghĩa của câu ca dao đó.
Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự? Cho ví dụ.
Trong các biện pháp tu từ sau đây , biện pháp nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự : so sánh , ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ , điệp ngữ,nói quá, nói giảm nói tránh. Cho ví dụ
Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
Phần I. Trắc nghiệm
Nối tên thành phần biệt lập ở cột A với tác dụng ở cột B sao cho phù hợp.
A | B |
1. Thành phần tình thái | a. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu |
2. Thành phần cảm thán | b. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu |
3. Thành phần gọi - đáp | c. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói |
4. Thành phần phụ chú | d. Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp |