I. TRẮC NGHIỆM
1. Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen. B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài. D. Đa dạng môi trường.
2. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật. B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người. D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
3. Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?
A. Rận. B. Mối. C. Ốc sên. D. Bọ chét.
4. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ D. Gấu, mèo, dê, cá heo
5. Bệnh nào sau đây có thể lây qua đường hô hấp ?
A. Bệnh Covid-19. C. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh sốt rét. D. Bệnh thuỷ đậu.
6. Loại cây nào sau đây có chất độc, có thể tử vong nếu ăn phải?
A. Cây thuốc lá. B. Cây trúc đào.
C. Cây cà gai leo. D. Cây dương xỉ.
7. Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A. Đài nguyên. B. Rừng ôn đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Hoang mạc.
8. Đơn vị của lực là
A. niutơn. B. mét. C. giờ. D. gam.
9. Dụng cụ dùng để đo lực là
A. cân. B. đồng hồ. C. thước dây. D. lực kế.
10. Hoạt động nào dưới đây cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách B. Nhìn một vật cách xa 10m
C. Nâng một tấm gỗ D. Nghe một bài hát.
11. Đâu không phải là nhiên liệu?
A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt.
12. Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước ?
A. Năng lượng ánh sáng. B. Năng lượng âm.
C. Năng lượng hoá học. D. Năng lượng nhiệt.
13. Nước trong ấm được đun sôi là nhờ
A. năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.
B. năng lượng từ bếp truyền cho môi trường bên ngoài nóng lên.
C. năng lượng từ không khí truyền cho ấm nước.
D. tác dụng lực của ấm đặt trên mặt bếp
14. Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào?
A. Năng lượng ánh sáng. B. Cơ năng.
C. Năng lượng nhiệt. D. Năng lượng âm.
15. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng thuỷ triều. B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng khí đốt. D. Năng lượng mặt trời.
16. Quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày là
A. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Bắc.
B. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Bắc.
C. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.
D. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông.
17. Mặt trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu?
A. Khoảng nữa tháng B. Khoảng 1 tháng
C. Khoảng 2 tháng D. Khoảng 3 tháng.
18. Hành tinh là
A. thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
B. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
C. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do.
D. một tập hợp các sao.
Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau đây: d) Bao gạo có khối lượng 45 kg. e) Cặp sách có khối lượng là 850 g. f) Bình nước có khối lượng là 350 g. g) Xe đạp có khối lượng là 24kg h) Bể cá có khối lượng là 12,6kg Help TnT!!
Đại diện của nấm túi là gì?
A.nấm hương. B.nấm sò
C.nấm men. D.nấm bụng dê
giúp mik với ạ
khi cho cát vào cốc chứa rượu và khuấy đều ta thu được gì?
giúp em với ạ hihi:3
7. -Nêu nguyên nhân luân phiên ngày và đêm, hướng quay của Trái đất.
- Kể tên các hành phần trong hệ mặt trời.
- Ngân hà là gì?
a) xi măng + cát + nước tạo ra... b)xi măng + cát+nước+đá tạo ra...
c)xi măng+cát+nước+đá+thép tạo ra... d)Xi măng được tạo bởi gì...
a) Tế bào cấu tạo nên cơ thể con người là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực? Vì sao ?
b) Các nhà khoa học đã sử dụng dụng cụ gì để quan sát các tế bào sinh vật?
Câu 23/ Trên vỏ một hộp sữa có ghi 450 g. Số ghi đó cho biết điểu gì? A. Khối lượng của hộp sữa.
B. Trọng lượng của sữa trong hộp.
C. Trọng lượng của hộp sữa.
D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Gas có tính chất gì?
A.Là chất lỏng, dễ cháy.
B.Là chất khí, khi sử dụng sẽ tạo ra nhiều khói.
C.Là chất khí, ngọn lửa không có khói, dùng để đun nấu.
D.Là chất khí và là nhiên liệu đun nấu rẻ tiền.