Đáp án A
Phép lai thuận, nghịch luôn cho kết quả giống nhau trong quy luật di truyền phân li độc lập.
Đáp án A
Phép lai thuận, nghịch luôn cho kết quả giống nhau trong quy luật di truyền phân li độc lập.
Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện mấy quy luật trong các quy luật di truyền sau đây?
(1) Phân li độc lập. (2) Liên kết gen và hoán vị gen.
(3) Tương tác gen. (4) Di truyền liên kết với giới tính.
(5) Di truyền qua tế bào chất.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện mấy quy luật trong các quy luật di truyền sau đây?
(1) Phân li độc lập.
(2) Liên kết gen và hoán vị gen.
(3) Tương tác gen.
(4) Di truyền liên kết với giới tính.
(5) Di truyền qua tế bào chât.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Phép lai thuận nghịch có thể cho kết quả khác nhau trong các trường hợp nào?
1. Q ui luật di truyền phân li
2. Qui luật di truyền phân li độc lập
3. Qui luật di truyền tương tác gen không alen
4. Qui luật di truyền liên kết gen
5. Qui luật di truyền hoán vị gen
6. Qui luật di truyền gen lặn thuộc vùng không tương đồng trên NST X
7 . Qui luật di truyền gen thuộc tế bào chất.
A. 2, 4, 6
B. 5, 6, 7
C. 1, 2, 3
D. 4, 5, 6
Trong các quy luật di truyền sau có bao nhiêu quy luật di truyền tạo biến dị tổ hợp:
(1) Phân li;
(2) Đa hiệu gen;
(3) Phân li độc lập;
(4) Liên kết gen;
(5) Hoán vị gen;
(6) Tương tác gen
A. 3
B. 4
C. 5
D.6
Di truyền ngoài nhân có đặc điểm:
1. Không tuân theo quy luật di truyền một cách chặt chẽ.
2. Phép lai thuận và lai nghịch có kết quả khác nhau.
3. Cơ thể mang cặp NST giới tính XX có vai trò quyết định.
4. Không liên quan đến nhân và NST trong nhân.
Các phương án đúng:
A. 1,2,4.
B. 1,2,3.
C. 1,3,4.
D. 2,3,4.
Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen ngoài nhân?
(1) Trong quá trình di truyền, vai trò của bố mẹ như nhau và biểu hiện ra kiểu hình không đều ở hai giới.
(2) Các gen ngoài nhân không được phân chia đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào.
(3) Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ.
(4) Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
(5) Tất cả đột biến gen ở tế bào chất đều được biểu hiện kiểu hình và di truyền cho đời sau.
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Khi lai 2 cây quả bầu dục với nhau thu được F1 có tỉ lệ: 1 quả tròn : 2 quả bầu dục : 1 quả dài.
Có bao nhiêu quy luật di truyền chi phối phép lai trên trong số những quy luật di truyền dưới đây:
(1) Trội lặn không hoàn toàn.
(2) Quy luật phân li của Menđen.
(3) Quy luật tương tác gen dạng bổ sung.
(4) Quy luật hoán vị gen.
(5) Quy luật liên kết gen hoàn toàn.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3.
Tiến hành lai giữa 2 cơ thể bố mẹ mang 2 cặp gen nằm trên cùng một cặp NST thường và mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho các nhận xét sau:
(1) Tỷ lệ 1: 2: 1 chứng tỏ có hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn ở hai giới.
(2) Hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn chỉ làm xuất hiện tối đa là 3 kiểu hình khác nhau.
(3) Nếu tần số hoán vị gen nhỏ hơn 50% thì không thể xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 1.
(4) Hiện tượng hoán vị gen có thể cho kết quả phân li kiểu hình giống với trường hợp liên kết gen hoàn toàn. (5) Phép lai thuận có thể cho tỉ lệ kiểu hình khác phép lai nghịch.
Những nhận xét sai là:
A. (2), (1)
B. (1), (5)
C. (1), (2),(3)
D. (1).
Trong các phát biếu sau về hiện tượng liên kết gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn so với hoán vị gen.
(2) Liên kết gen chỉ xảy ra ở cả thể cái, không xảy ra ở cá thể đực.
(3) Tính trạng di truyền liên kết gen hoàn toàn cho kết quả khác nhau trong phép lai thuận nghịch.
(4) Số nhóm gen liên kết tối đa bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.
(5) Liên kết gen hạn chế biển dị tổ hợp.
(6) Hoán vị gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST.
(7) Hoán vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo ra nhóm gen liên kết quý, là cơ sở để lập bản đồ di truyền.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5