" không những đi ngược lại với lí trí con người .....trở lại điểm xuất phát của nó" câu hỏi : đoạn văn trên câu nào vừa mang ý nghĩa là câu chuyển đoạn (chuyển luận điểm) vừa mang ý nghĩa là câu chủ đề đoạn văn,của luận điểm.
Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiệ tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
A. Khác nhau về nội dung nghị luận
B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác
C. Khác nhau về cấu trúc bài viết
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt
Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Khác nhau về nội dung nghị luận
B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác
C. Khác nhau về cấu trúc bài viết
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Người thành công không bao giờ cố gắng bào chữa. Họ cố tạo ra kết quả. Không có một cuộc đời vĩ đại nào được xây dựng trên nền tảng của những lời bào chữa. Vậy hãy chấm dứt nó đi. Đa số lời bào chữa chỉ là những ảo giác ta tự nghĩ ra, giúp ta tránh thực hiện những gì mình e ngại. Đúng, bên dưới mỗi lời bào chữa đều có một nỗi sợ. Sợ thay đổi. Sợ những gì xa lạ. Sợ thất bại. Sợ thành công.Hôm nay có thể là ngày bạn đốt cháy cây cầu dẫn lối cho những lời bào chữa. Ngày bạn tiến gần hơn đến những thành tựu trong tầm tay, vẫn đang nằm bên vệ đường trên hành trình cuộc đời. Ngày bạn lãnh đạo không cần danh phận, và giải phóng cho sự xuất sắc vốn có trong con người mình.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma)
Tìm phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu đầu của đoạn trích trên
Cho đoạn văn dưới:
Người bà giản dị của tôi nhưng lại có một đức tính cao cả. Từ nhỏ tôi đã sống với bà vì ba mẹ phải đi làm ăn xa để lại quê nhà quạnh hiu cùng hai bà cháu. Ở với bà tôi được dạy và học bao nhiêu điều bổ ích. Bà thường bảo "Uống nước phải biết nhớ nguồn", "Chim có tổ, người có tông và ta không nên quên đi nguồn cội của mình, nơi mà ta đã cất tiếng khóc chào đời, nơi chôn nhau cắt rúng,.." Tất cả những điều ấy làm tôi không thể nào quên và nó đã theo tôi trong suốt cuộc đời.
Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố nghị luận không?
A. Có
B. Không
Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó.
B. Suy nghĩ của em về những con người không chịu thua số phận.
C. Suy nghĩ của em về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nahu cùng”.
D. Suy nghĩ của em về bệnh ngôi sao của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
PHẦN I: (5 điểm)
Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:
Hồi nhỏ sống với đồng
Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.
Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:
Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.
Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).
PHẦN II. (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.
Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?
Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.
Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?“Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc về đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
A. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh vượt khó
B. Suy nghĩ của em về con người không chịu thua số phận
C. Suy nghĩ của em về tác phẩm Làng của Kim Lân
D. Suy nghĩ của em về những con người sống vì cộng đồng