Khi nói về một gen, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Gen mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
(2) Gen cấu trúc có vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch bổ sung.
(3) Tất cả các gen cấu trúc của sinh vật nhân thực đều có vùng mã hóa không liên tục.
(4) Vùng kết thúc của gen cấu trúc chứa một trong các bộ ba UAA, UAG, UGA.
(5) Vùng kết thúc nằm ở đầu 5' của mạch mang mã gốc của gen.
A. (1) và (5).
B. (2) và (4).
C. (2) và (3).
D. (3) và (4).
Về gen cấu trúc:
1- Gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự điển hình: vùng điều hòa - vùng mã hóa- vùng kết thúc
2-Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã
3-Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi động và kiểm soát dịch mã
4-Những đoạn nucleotit ở vùng điều hòa của gen thường phản ứng với các tín hiệu hóa học bên trong và ngoài tế bào.
5-Những tương tác của vùng điều hòa với tín hiệu bên trong hoặc ngoài gây nên bất hoạt các gen cấu trúc.
6-Vùng điều hòa của gen bao gồm vùng khởi động, vùng vận hành, vùng suy giảm, vùng tăng cường.
7-Vùng mã hóa mang thông tin mã hóa các axit amin.
8- Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang thông tin kết thúc phiên mã.
9- Mạch mã gốc là mang thông tin di truyền, còn mạch bổ sung không mang thông tin di truyền
Có bao nhiêu thông tin đúng trong các câu trên
A. 4
B. 6
C. 7
D. 5
Trong số các phát biểu dưới đây về mã di truyền:
(1). Mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là mỗi sinh vật đều sử dụng mã di truyền để mã hóa thông tin và mỗi sinh vật có một bộ mã khác nhau.
(2). Mã di truyền có tính thoái hóa, trong đó mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều axit amin khác nhau.
(3). Các bộ ba kết thúc trên mARN xuất hiện ở đầu 3’ của mạch mã gốc và quy định tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
(4). Các triplet quy định các bộ ba kết thúc nằm ở vùng mã hóa của gen, gần với vùng 5’ của mạch mang mã gốc.
Số các phát biểu đúng là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Trong số các phát biểu dưới đây về mã di truyền:
(1). Mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là mỗi sinh vật đều sử dụng mã di truyền để mã hóa thông tin và mỗi sinh vật có một bộ mã khác nhau.
(2). Mã di truyền có tính thoái hóa, trong đó mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều axit amin khác nhau.
(3). Các bộ ba kết thúc trên mARN xuất hiện ở đầu 3’ của mạch mã gốc và quy định tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
(4). Các triplet quy định các bộ ba kết thúc nằm ở vùng mã hóa của gen, gần với vùng 5’ của mạch mang mã gốc.
Số các phát biểu đúng là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Có bao nhiêu phát biểu là đúng khi nói về gen cấu trúc?
(1) Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
(2) Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
(3) Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
(4) Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Cho các sự kiện sau nói về quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli
(1) ARN polimeraza bám vào bộ ba mã mở đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’ → 5’.
(2) Khi ARN tiếp xúc với bộ ba mã kết thúc thì quá trình phiên mã dừngdại.
(3) ARN polimeraza bắt đầu tồng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (trước bộ ba mã mở đầu của gen)
(4) ARN polimeraza di chuyển trên mạch gốc theo chiều từ 3’ → 5’.
(5) Khi ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen (sau bộ ba mã mở đầu) gặp tín hiệu kết thúc thì dừng lại.
(6) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại bộ ba mã mở đầu.
(7) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’ → 5’.
Trình tự đúng của quá trình phiên mã
A. (7) → (6) → (4) → (2).
B. (1) → (6) → (4) → (2).
C. (7) → (3) → (4) → (5).
D. (1) → (3) → (4) → (5).
Phát biểu nào sau đây về gen theo quan nhiệm hiện nay là sai?
I. Hệ gen của sinh vật nhân sơ được mã hóa liên tục, còn hệ gen của sinh vật nhân thực được mã hóa không liên tục, xen kẽ giữa những vùng không mã hóa exon là các vùng mã hóa intron.
II. Sinh vật nhân thực hệ gen được chia thành 3 vùng cơ bản là vùng mở đầu nằm ở đầu 3’, vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch bổ sung và vùng mã hóa.
III. Gen ở sinh vật nhân thực thường có đặc điểm là nhiều gen chung nhau 1 promoter trong khi ở sinh vật nhân sơ thì mỗi gen có riêng 1 promoter nên được gọi là operon.
Đáp án đúng là:
A. I
B. I, II, III
C. II, III
D. I, III
Khi nói về quá trình phiên mã, có bao nhiêu ý đúng trong số các ý sau đây?
(1) Tất cả vi khuẩn và sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã.
(2) Quá trình phiên mã dừng lại khi gặp bộ ba kết thúc.
(3) Quá trình ribonucleotit trên mARN không tạo thành liên kết hidro với các nucleotit trên mạch gốc của gen
(4) Trong quá trình phiên mã nguyên tắc bổ sung thể hiện suốt chiều dài vùng mã hóa của gen.
(5) Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ hay nhân thực đều gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài và kết thúc.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về gen?
I. Gen là một phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
II. Gen được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, T, G, X.
III. Gen cấu trúc của các loài sinh vật có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
IV. Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Cho các phát biểu sau:
(1) Trên mạch mã gốc của gen, tính từ đầu 5’ – 3’ của gen có thứ tự các vùng là: vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
(2) Bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao 5’GXU3’ trên mARN là 5’XGA3’.
(3) Chiều tổng hợp của ARN polimeraza và chiều của ARN lần lượt là 5’- 3’ và 5’- 3’
(4) mARN không được tổng hợp theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 4.
C. 1
D. 3