Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
RRRRRap Mosterr

Phát biểu cảm nghĩ về bài Bánh trôi nước.

Thuy Bui
20 tháng 11 2021 lúc 15:26

tham khảo

 

Thân phận người phụ nữ là đề tài muôn thuở được văn học vô cùng quan tâm. Từ nền tảng văn học dân gian với những bài ca dao than thân trách phận của người phụ nữ cho đến thơ ca trung đại những số phận, cảnh ngộ ấy vẫn để lại nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Nhắc đến những bài thơ viết về chủ đề ấy ta không thể không kể tới tác phẩm “bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Là nhà thơ phụ nữ viết về số phận của những người phụ nữ cho nên bài thơ của bà vừa có sự trải nghiệm, vừa có sự trân trọng, ngợi ca lại vừa cảm thông, thấu hiểu.

 

“Bánh trôi nước” là một trong rất nhiều những bài thơ viết về thân phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm. Bài thơ mở đầu với mô típ quen thuộc trong ca dao than thân “thân em”, vừa bình dị vừa khiêm nhường mang đậm chất nữ tính. Giống như những tiếng than trong ca dao, bài thơ cất lên như một lời bộc bạch về thân phận người phụ nữ. Hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên vừa đẹp vừa chân thực trong hai câu thơ đầu tiên:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Vẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước cũng như quy trình làm bánh được tác giả tái hiện rất cụ thể, sinh động. Bánh trôi có màu trắng tinh khiết của bột nếp, được nhào nặn tròn trịa rất xinh xắn, khi cho vào nước nguội bánh chìm xuống, nhưng đến khi nước sôi lên, bánh chín sẽ nổi trên mặt nước. Bánh trôi vốn là loại bánh dân dã, bình dị thân thuộc với đời sống con người nhưng qua con mắt tinh tế, nhạy cảm của nữ sĩ họ Hồ bỗng được gắn với vẻ đẹp và cuộc đời của người phụ nữ. Cũng giống như chiếc bánh trôi kia, người phụ nữ cũng mang vẻ đẹp trắng trẻo, tròn đầy, trong trắng, phúc hậu. Điệp từ “vừa” được nhắc lại hai lần trong câu thơ có ý nghĩa nhấn mạnh vẻ đẹp thân thể và phẩm chất của người phụ nữ. Cách dùng từ khéo léo không chỉ phô ra vẻ đẹp mà còn cho thấy niềm tự hào, sự tự ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong văn học xưa nay, rất hiếm khi người phụ nữ dám bạo dạn, tự tin trực tiếp nói lên vẻ đẹp của mình như thế, đó chính là nét cá tính độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương. Với những vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm ấy, đáng lí ra, người phụ nữ phải được nâng niu và hưởng hạnh phúc, thể nhưng xã hội phong kiến bất công đã không cho họ có được điều ấy. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian “bảy nổi ba chìm” gợi liên tưởng đến cuộc đời long đong, lận đận, bấp bênh của người phụ nữ. Họ phải sống cuộc đời chìm nổi bởi lẽ có bao giờ của người phụ nữ được làm chủ cuộc đời của mình.

Chính vì cuộc đời nhiều bất công, lắm éo le ngang trái cho nên Hồ Xuân Hương đã thẳng thắn thay lời người phụ nữ cất lên tiếng nói than thân cùng sự khẳng định tấm lòng son sắt của người phụ nữ.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Giống như chiếc bánh trôi kia không được làm chủ số phận của mình, rắn nát hay đẹp đẽ đều do bàn tay của người nặn, người phụ nữ cũng không tự quyết định được số phận của mình. Cặp từ đối lập “rắn – nát” được đảo cấu trúc đặt đặt lên đầu câu nhằm nhấn mạnh những sự éo le, phụ thuộc trong cuộc đời người phụ nữ. Những thiết chế phong kiến khắt khe với quan niệm trọng nam khinh nữ, đạo lí tam tòng tứ đức đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ, tước đi cuộc sống tự do, hạnh phúc của họ. Những người phụ nữ ấy không được phép sống vì mình mà phải sống và phụ thuộc vào người khác, họ xem đó như một định mệnh, nhẫn nhịn, cam chịu mà chấp nhận lấy. Thế nhưng, điều đáng quý, đáng trân trọng nhất ở người phụ nữ đó là phẩm chất bên trong của họ. “Tấm lòng son” chính là hình ảnh hoán dụ cho tấm lòng thủy chung, son sắt, trong sáng của người phụ nữ. Dù bị chà đạp bất công nhưng người phụ nữ vẫn giữ được giữ được nét đẹp tâm hồn của mình, cũng giống như những chiếc bánh trôi kia, dù rắn hay nát, chìm hay nổi thì vẫn không thể thay đổi hương vị của chiếc bánh. Hai từ “mặc dầu – mà em” trong hai câu thơ cho thấy sự cố gắng vươn lên số phận để bảo toàn nhân cách của người phụ nữ. Vẻ đẹp nhân phẩm ấy thật đáng trân trọng, ngợi ca!

Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.

minh nguyet
20 tháng 11 2021 lúc 15:28

Em tham khảo:

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là một hiện tượng lạ trong nền văn học Việt Nam. Những bài thơ của bà giản dị, mộc mạc mà sâu xa, thâm thúy. “Bánh trôi nước” là một ví dụ điển hình. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, đầy áp bức.

Mở đầu bài thơ, tác giả dùng câu giới thiệu về chiếc bánh trôi, cũng là giới thiệu về vẻ bề ngoài, vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

“Thân em…” là mô típ câu mở đầu của nhiều câu ca dao thời xưa nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hồ Xuân Hương giới thiệu bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn”, mượn hình ảnh mộc mạc từ chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp thời trẻ trung, son sắc của người phụ nữ. Họ đẹp, đẹp từ hình thức “tròn” đến nhân phẩm “trắng”. Chỉ qua một câu thơ đầu, tác giả đã cho ta thấy được giá trị thực sự của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Đây là quy trình nấu bánh trôi nước. Khi nấu, bánh trôi chìm nổi rất nhiều chứ không nằm im một chỗ. Ở đây, tác giả thật tài tình trong cách ví von. Câu trước là sắc đẹp, nhân phẩm. Đến câu thứ hai lại nói ngay về cuộc đời “bảy nổi ba chìm”. Một câu tục ngữ được sử dụng hợp lý, rất hay để nói về số phận long đong, lận đận của họ. Trong xã hội cũ, người phụ nữ không có gì cả, họ thậm chí còn không được quyết định số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác, vì chồng, vì con. Cuộc sống của họ long đong, chìm nổi y như bánh trôi nước vậy.

Câu thơ thứ ba:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Ở đây, Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình, để từ “rắn nát” lên đầu câu nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có thế nào thì họ vẫn phải cam chịu, họ cũng sẽ không được phản kháng, chống cự. Đó là một đạo lý trong xã hội cũ nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Câu thơ cuối tạo sự lắng đọng trong tâm trí người đọc. Dù phải cam chịu, sự bất công luôn hiện hữu, nhưng những người phụ nữ vẫn luôn đẹp, đẹp từ tính cách cho đến tâm hồn, một nét đẹp đậm chất người phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy tự hào nói lên tấm lòng son sắt của biết bao thế hệ phụ nữ Việt, và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh những người đàn ông phải biết trân trọng những giá trị quý báu mà mình có được.

Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được sự lên án sâu sắc của tác giả đối với xã hội cổ hủ xưa. Đồng thời cũng nói lên sự cảm thông, niềm tự hào với những đức tính quý báu của người phụ nữ Việt.

 tham khảo:

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là một hiện tượng lạ trong nền văn học Việt Nam. Những bài thơ của bà giản dị, mộc mạc mà sâu xa, thâm thúy. “Bánh trôi nước” là một ví dụ điển hình. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, đầy áp bức.

Mở đầu bài thơ, tác giả dùng câu giới thiệu về chiếc bánh trôi, cũng là giới thiệu về vẻ bề ngoài, vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

“Thân em…” là mô típ câu mở đầu của nhiều câu ca dao thời xưa nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hồ Xuân Hương giới thiệu bánh trôi “vừa trắng lại vừa tròn”, mượn hình ảnh mộc mạc từ chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp thời trẻ trung, son sắc của người phụ nữ. Họ đẹp, đẹp từ hình thức “tròn” đến nhân phẩm “trắng”. Chỉ qua một câu thơ đầu, tác giả đã cho ta thấy được giá trị thực sự của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Đây là quy trình nấu bánh trôi nước. Khi nấu, bánh trôi chìm nổi rất nhiều chứ không nằm im một chỗ. Ở đây, tác giả thật tài tình trong cách ví von. Câu trước là sắc đẹp, nhân phẩm. Đến câu thứ hai lại nói ngay về cuộc đời “bảy nổi ba chìm”. Một câu tục ngữ được sử dụng hợp lý, rất hay để nói về số phận long đong, lận đận của họ. Trong xã hội cũ, người phụ nữ không có gì cả, họ thậm chí còn không được quyết định số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác, vì chồng, vì con. Cuộc sống của họ long đong, chìm nổi y như bánh trôi nước vậy.

Câu thơ thứ ba:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Ở đây, Hồ Xuân Hương sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình, để từ “rắn nát” lên đầu câu nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có thế nào thì họ vẫn phải cam chịu, họ cũng sẽ không được phản kháng, chống cự. Đó là một đạo lý trong xã hội cũ nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Câu thơ cuối tạo sự lắng đọng trong tâm trí người đọc. Dù phải cam chịu, sự bất công luôn hiện hữu, nhưng những người phụ nữ vẫn luôn đẹp, đẹp từ tính cách cho đến tâm hồn, một nét đẹp đậm chất người phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy tự hào nói lên tấm lòng son sắt của biết bao thế hệ phụ nữ Việt, và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh những người đàn ông phải biết trân trọng những giá trị quý báu mà mình có được.

Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được sự lên án sâu sắc của tác giả đối với xã hội cổ hủ xưa. Đồng thời cũng nói lên sự cảm thông, niềm tự hào với những đức tính quý báu của người phụ nữ Việt.


Các câu hỏi tương tự
Bin Đỗ
Xem chi tiết
Hoàng Khắc Đại
Xem chi tiết
Nhi Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Thiện
Xem chi tiết
Tú Thanh
Xem chi tiết
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
Pé _ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Như Quỳnh
Xem chi tiết
Đặng Nguyễn Kim Phương
Xem chi tiết