Cho các phản ứng:
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2) Fe + Cl2 → FeCl2
(3) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
(4) 2FeCl3 + 3Na2CO3 → Fe2(CO3)3↓ + 6NaCl
(5) Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2
(6) 3Fedư + 8HNO3 loãng → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Số phản ứng đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Với các phản ứng sau đây trong dung dịch:
(1). Cu + FeCl2→ (2). Cu + Fe2(SO4)3→ (3). Fe(NO3)2 + AgNO3→
(4). FeCl3 + AgNO3→ (5). Fe + Fe(NO3)2→ (6). Fe + NiCl2→
(7). KNO3 +Fe(HSO4)2 → (8). HCl + Fe(NO3)2→
Số phản ứng xảy ra được là:
A. 8
B. 6
C. 7
D. 5
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn.
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4.
(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2.
(g) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ.
(h) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là:
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi cá phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm ba muối) và chất rắn Y là một kim loại. Có các nhận định sau:
(a) Dung dịch X chứa: Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
(b) Dung dịch X chứa: Fe(NO3)3, AgNO3 và Fe(NO3)2.
(c) Dung dịch X chứa: AgNO3, Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.
(d) Dung dịch X chứa: Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 và AgNO3.
Số nhận định đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Cho các phương trình phản ứng hóa học sau:
(1) Fe3O4 + 28HNO3 đặc nóng → 9Fe(NO3)3 + NO2 + 14H2O.
(2) Fe + I2 → FeI2.
(3) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag.
(4) 2FeCl3 + 3Na2S dư → 2FeS + S + 6NaCl.
(5) 3Zn + 2FeCl3(dư) → 3ZnCl2 + 2Fe.
(6) 3Fedư + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
(7) NaHCO3 + Ca(OH)2dư → CaCO3 + NaOH + H2O.
(8) Fe2O3 + 3H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)2 + H2O.
Số phương trình phản ứng viết đúng là:
A.6.
B. 8
C. l.
D. 7.
Cho 49,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,88 mol H2SO4 (loãng), sau phản ứng chỉ thu được khí NO và dung dịch Y. Dung dịch Y thu được có thể hòa tan tối đa 0,42 mol Fe hoặc hòa tan tối đa 0,38 mol Cu, đều có tạo khí NO và dung dịch sau phản ứng không có ion NO3–. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong X gần nhất với
A. 38%
B. 30%.
C. 25%.
D. 19%.
Cho các phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe.
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3,
Fe + HCl → FeCl2 + H2.
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là:
A. Zn2+; Fe2+; H+; Cu2+; Fe3+; Ag+
B. Ag+; Fe3+; H+; Cu2+; Fe2+; Zn2+
C. Ag+; Fe3+; Cu2+; H+; Fe2+; Zn2+
D. Fe3+; Ag+; Fe2+; H+; Cu2+; Zn2+
Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư (biết sản phẩm khử của N+5 là NO), số phản ứng phản ứng oxi hóa - khử là
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 7.
Cho các phản ứng sau:
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3.
Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2.
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu.
Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử là
A. Fe2+, Cu, Ag, Fe.
B. Fe2+,Ag, Cu, Fe.
C. Ag, Cu, Fe2+, Fe.
D. Ag, Fe2+, Cu, Fe.
Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeS2, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe(NO3)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Số phương trình phản ứng oxi hóa – khử là
A. 7
B. 6
C. 9
D. 8