Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hắc Vũ

Phân tích nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật. Sự thể hiện của nội dung đó trong đời sống hiện thực?

Theo Anh/Chị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng nội dung Nguyên lý đó, bằng việc quán triệt Quan điểm toàn diện trong công tác Cán bộ (quy hoạch, sử dụng, đánh giá, xử lý sai phạm…) như thế nào ? 

Lê Minh Hiếu
5 tháng 9 2021 lúc 0:43

*Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến tròn phép biện chứng:

- Khái niệm: mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Thế giới này là một chỉnh thể thống nhất. các sự vật hiện tượng trên thế giới này liên hệ tác động, chuyển hóa nhau.

- Đặc trưng: 

+ Tính phổ biến: Các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Bên cạnh đó mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác xung quanh. Không chỉ vậy tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến thể hiện toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.

+ Tính khách quan: Tính khách quan thể hiện sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người.

+ Tính đa dạng, phong phú: Có nhiều mối liên hệ. Có mối liên hệ về mặt không gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp,...

+ Tính cụ thể và tính điều kiện: Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các sự vật cụ thể. Mối liên hệ phổ biến của mọi vật đều phải dựa vào những điều kiện nhất định. Tính chất và phương thức của các mối liên hệ phổ biến sẽ thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.

- Ý nghĩa của mối liên hệ phổ biến: Mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Khi xem xét bất cứ 1 sự vật hiện tượng nào, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm xem xét phiến diện và siêu hình, đặt sự vật hiện tượng trong quan hệ với sự vật hiện tượng khác, phải nghiên cứu các mặt cấu thành của nó, các quá trình phát triển của nó, từ trong tổng số mối liên hệ, tìm ra mối liên hệ  bản chất chủ yếu. Khi nhận thức và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.

* Mà theo thầy được biết thì nội dung phép duy vật biện chứng các em được học ở lớp 10 chứ không phải ở lớp 12, và trong chương trình đâu có yêu cầu phân tích cụ thể nguyên lí về mối liên hệ phổ biến đâu nhỉ???


Các câu hỏi tương tự
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Đinh Như Huệ
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Minhh Minhh
Xem chi tiết