Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoa Nguyen

Phần hải đảo của các khu vực đông á, đông nam á thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa vì sao ?

Trần Thị Ngọc Trâm
4 tháng 1 2017 lúc 16:17

Theo chiều sâu (từ mặt đất vào tâm) trái đất bị phân dị thành nhiều lớp, trong đó trên cùng là vỏ trái đất với bề dày trung bình là 40km, kế đến là Manti trên phát triển ở độ sâu trung bình từ 40km đến 900km. Ơ đây lại xảy ra quá trình phân dị chuyển động của các lớp: Giữa thạch quyển bao gồm vỏ trái đất và phần cứng của Manti trên có độ sâu trung bình 120km với quyển mềm có độ sâu trung bình từ 120km đến 700km. Các bộ phận của thạch quyển chuyển động theo các hướng khác nhau và bị phân cắt thành các yếu tố riêng biệt mà người ta gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo này chuyển động (trôi) trên quyển mềm.

Ở Nam Á và Đông Nam Á phát triển ranh giới tiếp xúc của 3 mảng: Mảng Âu - Á, mảng Ấn - Úc và mảng Thái Bình Dương , với hai kiểu là đới hút chìm và đới đụng độ. Ở ranh giới tiếp xúc này xảy ra quá trình một bộ phận của mảng này chúc chìm xuống dưới mảng kia gây ra một quá trình ép nén cực mạnh, khi đạt đến ngưỡng tới hạn sẽ gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa, sóng thần,... Độ sâu chấn tiêu của động đất có thể từ 60-70km đến 100-120km.


Các câu hỏi tương tự
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
vũ Hoàng Đức
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
đỗ thùy linh
Xem chi tiết
Nấm Độc
Xem chi tiết
Khanhlinh Do
Xem chi tiết
monkey d luffy
Xem chi tiết
Dương Hải Băng
Xem chi tiết