Phần 1: Trắc nghiệm
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TÓC CỦA MẸ TÔI
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Mẹ tôi hong tóc buổi chiều
Quay quay bụi nước bay theo gió đồng
Tóc dại mẹ xõa sau lưng
Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.
Tóc sâu của mẹ tôi tìm
Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.
(Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)
Câu 1.Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở các dòng thơ sau?
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
A. Tương phản
B. Không có biện pháp tu từ
C. Nhân hoá
D. So sánh
Phần 2: Viết
Câu 1. Cảm nhận về người mẹ trong bài thơ từ 2 đến 3 câu.
Câu 2. Bức thông điệp mà tác giả gửi gắm trong bài thơ tới mỗi người con là gì?
A. Sử dụng thể thơ lục bát với giọng điệu trữ tình tha thiết.
B. Kết hợp giữa các phương thức biểu cảm với tự sự và miêu tả.
C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.
D. Có nhiều câu thơ mang tính suy ngẫm, triết lí
Câu 3. Cho đề bài sau:
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo của con cái với ông bà, cha mẹ.
Câu 1.Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở các dòng thơ sau?
Bao nhiêu sợi bạc màu sương
Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.
A. Tương phản
B. Không có biện pháp tu từ
C. Nhân hoá
D. So sánh
Phần 2: Viết
Câu 1. Cảm nhận về người mẹ trong bài thơ từ 2 đến 3 câu.
Người mẹ trong bài thơ là một người mẹ hiền hậu, yêu thương con và lo lắng cho con. Mẹ có rất nhiều tóc bạc chứng tỏ mẹ đã phải lo lắng cho người con rất nhiều.
Câu 2. Bức thông điệp mà tác giả gửi gắm trong bài thơ tới mỗi người con là gì?
A. Sử dụng thể thơ lục bát với giọng điệu trữ tình tha thiết.
B. Kết hợp giữa các phương thức biểu cảm với tự sự và miêu tả.
C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.
D. Có nhiều câu thơ mang tính suy ngẫm, triết lí
Câu 3. Cho đề bài sau:
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo của con cái với ông bà, cha mẹ.
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Lòng hiếu thảo của con cái với ông bà, cha mẹ là điều vô cùng cần thiết trong xã hội ngày nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu lòng hiếu thảo là gì?
Vai trò của lòng hiếu thảo:
+ Giúp cho ta biết thấu hiểu, cảm thông với công lao sinh thành, sự vất vả để cho ta có cuộc sống ấm no
+ Làm cho không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, các thành viên được kết nối với nhau
+ Giúp cho con người nâng cao đạo đức, lối sống
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Gia đình con cháu luôn yêu thương ông bà, cha mẹ là gia đình luôn hạnh phúc.
Bàn luận mở rông:
Trái với lòng hiếu thảo là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?
Kết đoạn.
Trình bày vai trò của lòng hiếu thảo thêm một lần nữa.
_mingnguyet.hoc24_