Phả hệ dưới đây mô tả bệnh N và T của 2 gia đình, biết bệnh T do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết quần thể của người đàn ông số (8) đang cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,2. Người đàn ông số (9) có mang alen gây bệnh và bệnh đều do 1 gen quy định.
Xác suất cặp vợ chồng (13) – (14) sinh 1 con trai bị cả 2 bệnh gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1%.
B. 0,8%.
C. 2%.
D. 0,6%.
Đáp án B
Đọc phả hệ ta thấy rằng bố mẹ bình thường mà sinh con gái (người số 5) bị bệnh
Alen gây bệnh là alen lặn và nằm trên NST thường. Ta quy ước alen gây bệnh N là a, alen trội bình thường là A.
Người số (7) có kiểu gen là 1AA : 2Aa ( không nên để 1 3 A A : 2 3 A a vì sẽ tính toán lâu hơn).
Ta thấy người đàn ông số (8) không mang gen bệnh T nên đề cho dữ kiện 0,2 ở trên là về bệnh N.
Người đàn ông (8) có kiểu gen là 2AA : 1Aa
Qua đó ta tìm được kiểu gen của người đàn ông số (13) là
10AA : 7Aa (tổ hợp (2A:1a) × (5A:1a)).
Người đàn ông (13) bình thường nên kiểu gen của bệnh T sẽ là XBY.
Suy ra kiểu gen tổng thể của người đàn ông số (13) là (10AA:7Aa)XBY.
Giờ ta tìm kiểu gen của người phụ nữ (14), bắt đầu từ người phụ nữ (4) (vì đã biết kiểu gen là aaXbXb) sẽ chắc chắn cho người phụ nữ (10) giao tử aXb, vì người phụ nữ 10 bình thường nên sẽ có kiểu gen Aa XBXb
Người đàn ông số (9) có kiểu gen AaXBY.
Ta tìm được kiểu gen người phụ nữ (14): (1AA:2Aa)(1 XBXB:1XBXb)
Giờ đã có kiểu gen cặp vợ chồng (13)-(14) nên ta qua bước tính toán:
Tuy bố mẹ chưa mang chắc chắn 1 kiểu gen nhưng đề hỏi xác suất chỉ với 1 người con nên ta dùng cách tính của di truyền quần thể: Ở đây ta tách riêng từng tính trạng cho dễ tính:
+ Xác suất bị bệnh N là (10AA:7Aa) × (1AA:2Aa) → (27A:7a)(2A:1a)
→
+ Xác suất con trai bị bệnh T là: XBY × (1 XBXB:1XBXb) →
1
8
XbY
+ Xác suất con trai bị cả 2 bệnh là:
1
8
x
7
102
=
7
816