Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây.
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
a. Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào
b. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
c. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
d. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Ý nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào
B. Người đã theo tôn giáo không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác
C. Người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật
D. Người theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật
Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông p lôi kéo người dân theo đạo hội thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiến, hàng sáng tụ tập tại nhà ông p để nghe giảng kinh là trái trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào nữa. Những ai hiểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bà v, ông X.
B. Bà H, bà V
C.Ông X
D. Bà H
Khi được chị H hỏi ý kiến để kết hôn, bố chị là ông K đã kịch liệt ngăn cản chị H lấy chồng khác tôn giáo với gia đình mình. Hành vi ngăn cản này của ông K đã xâm phạm quyền bình đẳng
A. giữa các địa phương
B. giữa các giáo hội.
C. giữa các tôn giáo.
D. giữa các gia đình.
Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn giáo và giữa công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ gì với nhau?
A. Tôn trọng
B. Độc lập
C. Công kích
D. Ngang hàng
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình đều bình đẳng về cơ hội học tập là nói tới yếu tố nào sau đây của quyền học tập?
A. Nội dung
B. Mục đích
C. Ý nghĩa
D. Yêu cầu
Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo của công dân?
A. Nếu không theo tôn giáo này thì phải theo một giáo khác.
B. Có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
C. Tự do thôi không theo tôn giáo mà mình đã theo nữa.
D. Tự do theo một tôn giáo khác với tôn giáo mà mình đã từng theo.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa là cơ sở
A. của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
B. để công dân thực hiện quyền tự do tôn giáo
C. để công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng.
D. để phát huy quyền dân chủ của công dân.
Gia đình ông X ngăn cản việc con trai mình kết hôn với chị Y vì lí do hai người không cùng tôn giáo. Nếu là Y, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với pháp luật?
A. Nghe theo lời ông X và chia tay người yêu đường ai nấy đi
B. Giả vờ chia tay vói người yêu rồi âm thầm đăng kí kết hôn để sống với nhau
C. Đưa nhau đi trốn thật xa để được sống với nhau
D. Giải thích cho ông X hiểu việc ngăn cản kết hôn vì lí do tôn giáo là trái pháp luật