Ở trong một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục. Các cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây H thuộc loài này lần lượt giao phấn với 2 cây cùng loài, thu được kết quả sau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.
- Với cây thứ hai, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn.
A. Ab/ab.
B. Ab/aB.
C. AB/ab.
D. aB/ab.
Đáp án C.
Bài toán đã cho trội lặn và cả 2 gen nằm trên 1 NST.
- Phép lai 1: Cây H x cây 1 nên F1: có cây cao : cây thấp = 3 : 1
Cây H có kiểu gen Aa (1)
Phép lai 2: Cây H x cây 2 nên F1: có quả tròn : quả dài = 3 : 1
Cây H có kiểu gen Bb (2)
* Từ (1) và (2) suy ra cây H mang 2 cặp gen Aa và Bb.
- Vì hai cặp gen này nằm trên một cặp NST cho nên cây H có thể có kiểu gen AB/ab hoặc Ab/ab.
- Ở phép lai 1, cây cao : cây thấp = 3 : 1; Quả tròn : quả bầu dục = 1 : 1.
Vì cây H có 2 cặp gen dị hợp nên cây thứ nhất chỉ có 1 cặp gen dị hợp.
Vì cây thứ nhất chỉ có 1 cặp gen dị hợp nên chỉ cho 2 loại giao tử, trong đó giao tử ab=0,5.
Ở đời con của phép lai 1 có cây thấp, quả bầu dục chiếm tỉ lệ= 90/480= 18,75%.
Kiểu gen ab/ab chiếm tỉ lệ 17,75%= 0,5ab x 0,35ab
Giao tử ab = 0,35 nên đây là giao tử liên kết.
Kiểu gen cây H là AB/ab.