Đáp án D
Ở thực vật, hiện tượng di truyền theo dòng mẹ chịu sự chi phối của các gen nằm: trên ADN ti thể và lục lạp
Đáp án D
Ở thực vật, hiện tượng di truyền theo dòng mẹ chịu sự chi phối của các gen nằm: trên ADN ti thể và lục lạp
Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành cặp alen?
(1) Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên một cặp NST có nhiều cặp gen.
(2) Gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen.
(3) Gen nằm trên NST thường và trên một cặp NST có nhiều cặp gen.
(4) Gen nằm trên NST thường và trên một cặp NST có ít cặp gen.
(5) Gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có ít gen.
(6) Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên một NST có nhiều gen.
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P ♀ Xanh lục x ♂ Lục nhạt → F1 : 100% Xanh lục
Lai nghịch: P ♀ Lục nhạt x ♂ Xanh lục → F1 : 100% Lục nhạt
Đặc điểm di truyền màu sắc đại mạnh 2 phép lai trên:
(1). Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nên sự di truyền màu sắc đại mạch do gen trong tế bào chất quy định.
(2). Các tính trạng tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất được phân phối đều cho các tế bào con như đối với NST.
(3). Các tính trạng không tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào con như đối với NST.
(4)Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ không tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
(5)Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (3), (5)
C. (2), (3), (5)
D. (2), (4), (5)
Cho các hiện tượng di truyền dưới đây:
(1). Tính trạng do gen nằm trên X không có alen trên Y chi phối.
(2). Tính trạng do gen nằm trên NST thường chi phối.
(3). Tính trạng do gen nằm trên NST thường chi phối, tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính. (4). Tính trạng do gen nằm ở ty thể chi phối.
(5). Tính trạng do gen nằm trong lục lạp chi phối.
Trong số các tính trạng kể trên, có bao nhiêu trường hợp mà kết quả phép lai thuận khác với phép lai nghịch?
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Cho các hiện tượng di truyền dưới đây:
(1). Tính trạng do gen nằm trên X không có alen trên Y chi phối.
(2). Tính trạng do gen nằm trên NST thường chi phối.
(3). Tính trạng do gen nằm trên NST thường chi phối, tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính.
(4). Tính trạng do gen nằm ở ty thể chi phối.
(5). Tính trạng do gen nằm trong lục lạp chi phối.
Trong số các tính trạng kể trên, có bao nhiêu trường hợp mà kết quả phép lai thuận khác với phép lai nghịch?
A. 2
B. 5
C. 4
D.3
Bảng dưới đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật
Cột A |
Cột B |
1. Hai alen của một gen trên cặp NST thường |
a. phân ly độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử. |
2. Các gen nằm trong tế bào chất |
b. thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. |
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của NST giới tính X |
c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. |
4. Các alen thuộc locus khác nhau trên một NST |
d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân. |
5. Các cặp alen thuộc locus khác nhau trên các cặp NST khác nhau |
e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn giới đồng giao tử. |
Trong các tổ hợp được gép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1 - d, 2 - c, 3 - e, 4 - b, 5 - a.
B. 1 - c, 2 - d, 3 - b, 4 - a, 5 - e.
C. 1 - d, 2 - b, 3 - a, 4 - c, 5 - e
D. 1 - e, 2 - d, 3 - c, 4 - b, 5 - a.
Xét các trường hợp sau:
1. Gen nằm trên NST giới tính ở vùng NST tương đồng.
2. Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp).
3. Gen nằm trên NST thường ở loài lưỡng bội.
4. Gen nằm trên NST giới tính X vùng không tương đồng với NST giới tính Y.
5. Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng với NST X của giới XY.
Có bao nhiêu trường hợp gen tồn tại thành cặp alen?
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Xét các trường hợp sau:
I. Gen nằm trên NST giới tính ở vùng NST tương đồng.
II. Gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp).
III. Gen nằm trên NST giới tính X vùng không tương đồng với NST giới tính Y.
IV. Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng với NST X.
Có bao nhiêu trường hợp gen tồn tại thành cặp alen?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định sai?
(1). Sự tiếp hợp chỉ xảy ra giữa các nhiễm sắc thể thường, không xảy ra giữa các NST giới tính.
(2). Mỗi tế bào nhân sơ gồm 1 NST đuợc cấu tạo từ ADN và protein dạng histon.
(3). NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
(4). Ở các loài gia cầm, NST giới tính của con cái là XX, của con đực là XY.
(5). Ờ người, trên NST giới tính Y có chứa nhân tố SRY có vai trò quan trọng quy định nam tính.
A. 0
B. 1
C. 3
D. 4
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn
(2) Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con
(3) Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
(4) Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
I. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn.
II. Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con.
III. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
IV. Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3