Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường qui định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X qui định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố mẹ đều bình thường, có chú bị bệnh bạch tạng nhưng ông bà nội đều bình thường. Những người khác trong gia đình đều bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được một đứa con gái bình thường, xác suất để đứa con này mang alen gây bệnh là bao nhiêu? Biết rằng mẹ của người chồng không mang alen gây bệnh bạch tạng.
A. 70,59%
B. 29,41%
C. 13,89%
D. 86,11%
Đáp án A
Bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường qui định
Bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X qui định.
Phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông à vợ có KG XBXb
Bà ngoại và ông nội bị bạch tạng: aa à bố mẹ vợ đều có KG Aa à vợ: 1/3 AA; 2/3 Aa à 2/3 A; 1/3 a
Bên phía người chồng có bố mẹ đều bình thường, có chú bị bệnh bạch tạng à bố chồng: 1/3 AA; 2/3 Aa; mẹ: AA à chồng: 2/3 AA; 1/3 Aa à 5/6 A; 1/6 a
Gen máu khó đông của chồng là XBY
Cặp vợ chồng này sinh được một đứa con gái bình thường, xác suất để đứa con này mang alen gây bệnh:
+ Về bệnh bạch tạng:
Xác suất mang alen gây bệnh = (2/3 x 1/6 + 1/3 x 5/6) / (1 – 1/3 x 1/6) = 7/17
Xác suất không mang alen bệnh = 10/17
+ Về bệnh máu khó đông:
Xác suất con không mang alen bệnh = 1/2
=> Xác suất cần tính = 1 – xác suất không mang alen bệnh = 1 – 10/17x1/2 = 12/17