Ở một loài thực vật, xét cặp gen DD nằm trên NST thường, mỗi gen đều dài 0,51μm và có hiệu số giữa 2 loại nuclêôtit là 10%, biết số lượng ađênin lớn hơn số lượng guanin. Do đột biến, gen D biến đổi thành gen d tạo nên cặp gen dị hợp Dd. Gen d có tỉ lệ A : G = 7:3 và có chiều dài bằng chiều dài của gen D. Cơ thể có kiểu gen Dd tự thụ phấn, trong số các hợp tử thu được có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại ađênin của các gen nói trên là 2850. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A. DDdd.
B. DDd.
C. DD hoặc Dd hoặc dd.
D. Ddd.
Đáp án B
Xét gen D:
Số Nu của gen D là 5100.2 : 3,4 = 3000 Nu
Theo đề bài ta có: %A - %G = 10%; %A + %G = 50% → %A = %T = 30%; %G = %X = 20%
Số Nu từng loại của gen D là: A(D) = T(D) = 30%.3000 = 900 Nu; G = X = 3000.20% = 600 Nu
Xét gen d: Số Nu của gen d là: 3000 Nu
Gen d có A : G = 7/3 mà A + G = 1500 → A(d) = T (d) = 1050 Nu; G(d) = X(d) = 450 Nu
Có A hợp tử = 2850 = xA(D) + yA(d) = 2.900 + 1050
→ Hợp tử trên là DDd