Ở một loài thực vật thụ phấn tự do, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Khi quần thể F1 cân bằng di truyền, người ta thống kê thấy có 27% quả tròn, hoa đỏ; 9% quả tròn, hoa trắng; 48% quả dài, hoa đỏ; 16% quả dài, hoa trắng. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây đúng?
A. Trong số cây quả tròn, hoa đỏ ở F1 cây có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 37%.
B. Tỉ lệ phân li kiểu gen của cây quả dài F1 là 16 : 8 : 1.
C. Tần số alen A, a lần lượt là 50% và 50%.
D. Cho tất cả các cây quả tròn, hoa đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên; tỷ lệ cây quả dài, hoa trắng ở đời con là 2,194%.
Chọn D.
Quần thể cân bằng di truyền
F1: 0,27A-B- : 0,09 A-bb : 0,48 aaB- : 0,16 aabb
Có A- : aa = 0,36 : 0,64
=> Tần số alen a là 0 , 64 = 0 , 8
=> Cấu trúc quần thể đối với gen A là 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa
Có B- : bb = 0,75 : 0,25
=> Tần số alen b là 0 , 25 = 0 , 5
=> Cấu trúc quần thể đối với alen B là 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb
A .F1 AABB = 0,04 x 0,25 = 0,01
=> Tỉ lệ tròn đỏ thuần chủng/ tròn đỏ là 1 27 = 3,7%
=> A sai
B các cây quả dài: aaBB, aaBb, aabb
Tỉ lệ phân li kiểu gen của các cây quả dài có tỉ lệ phân li kiểu gen của cặp gen B,b <=> 1 : 2 : 1
B sai
C sai
D tròn đỏ F1: (0,04AA : 0,32Aa).(0,25BB : 0,5Bb)
<=> 1 9 A A : 8 9 A a 1 3 B B : 2 3 B b
Tỉ lệ giao tử ab = 4 9 × 1 3 = 4 27
Vậy tỉ lệ kiểu hình dài, trắng aabb = 4 27 × 4 27 = 16 729 = 2 , 194 %