Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỷ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là:
A. 66%.
B. 1%.
C. 51%.
D. 59%
Đáp án B
Phép lai 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng, đã quy ước trội, lặn.
P: A-B- x A-B → F1: aabb = 0,01
(bố mẹ trội mà con xuất hiện lặn → bố, mẹ dị hợp)
→ P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) → F1 aabb = 0.01
Vì bố, mẹ dị hợp thì kiểu hình aabb = kiểu gen đồng hợp lặn = kiểu gen đồng hợp trội (AA, BB) = 0.01
Còn nếu tìm kiểu gen nào khác tốt nhất thì tìm quy luật di truyền.
→ P: (Aa, Bb) x (Aa. Bb) F1: aabb = 0.01 = 0,1 (a, b)/P ♀ × 0,1 (a, b)/P♂
=> P: A b a B × A b a B (f2 bên = 0.2 do giao tử (a,b) là giao tử hoán vị)
Ví dụ: tìm cây A-B- đồng hợp ở F1 = AB/AB = f/2. f/2 = 0,01