Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai P: A b a B D E d e × A b a B D E d e trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỉ lệ
A. 4,5%.
B. 8,16%.
C. 30,09%.
D. 10,455%.
Đáp án B
Đây là dạng bài tập hoán vị gen mà được giải bằng phương pháp tính nhanh.
Vì kiểu gen 2 bên giống nhau và tần số hoán vị hai bên như nhau nên ta áp dụng công thức:
Với x2 là tỷ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn.
Kiểu hình mang 2 tính trạng trội tạo ra: 50% + x2, kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn (trội – lặn hoặc lặn – trội) = 50% - 2x2.
Ta thấy phép lai P: A b a B D E d e × A b a B D E d e là sự tổ hợp của hai phép lai nhỏ:
P 1 : A b a B × A b a B P 2 : D E d e × D E d e
F1_1: thân cao, hoa tím
= 50 % + x 2 = 50 % + 10 % × 10 % = 51 %
F1_1: Quả vàng, tròn
= 50 % - 2 x 2 2 = 50 % - 2 × 30 % × 30 % 2 = 16 %
Vậy F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn = thân cao, hoa tím x quả vàng, tròn
= 51% x 16% = 8,16%