Kiều Đông Du

Ở một loài lưỡng bội, xét cặp alen D và d. Alen D có nucleotit loại A là 270; alen d có số nucleotit loại A là 540. Người ta thấy có một tế bào có tổng số nucleotit loại T có trong alen D và d là 1080. Từ kết quả trên, có các kết luận về kiểu gen của tế bào này như sau:

I. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.

II. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng lai xa kết hợp với đa bội hóa.

III. Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội lẻ.

IV. Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội chẵn.

V. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra do đột biến lệch bội.

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Đỗ Khánh Chi
30 tháng 4 2018 lúc 8:58

Đáp án B.

Theo giả thiết: alen D có số nu loại A là 270; alen d có số nu loại A là 540.

Một tế bào có tổng số nu loại T trong alen D và d là 1080 (A=T).

Ta có các trường hợp:

TH1: 1080 = 270.4 ® kiểu gen của tế bào là DDDD.

TH2: 1080 = 270.2 + 540 ® kiểu gen: DDd.

TH3: 1080 = 540.2 ® kiểu gen là dd.

Xét các kết luận của đề bài:

I đúng, vì nếu tế bào lưỡng bội ban đầu là dd, qua nguyên phân tạo ra tế bào dd.

II sai, vì lai xa là phép lai giữa hai loài khác nhau, mà đề bài ở đây là một loài lưỡng bội.

III đúng, vì trường hợp tế bào có kiểu gen DDd có thể hình thành do cơ thể P ban đầu là DDxdd. Cơ thể DD giảm phân tạo giao tử DD, cơ thể dd giảm phân tạo giao tử d, sự kết hợp giữa hai giao tử này tạo cơ thể đao bội lẻ DDd.

IV đúng, vì trường hợp tế bào có kiểu gen DDDD có thể hình thành do cơ thể P ban đầu DDxDD. Cả 2 cơ thể này đều rối loạn giảm phân cho giao tử DD do đó qua thụ tinh hình thành tế bào DDDD.

V đúng, vì cơ thể DDd có thể coi là 2n+1, cơ thể DDDD có thể coi là 2n+2. Các dạng này có thể được tạo ra do đột biến lệch bội

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết