Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kiều Đông Du

Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:

Phép lai l:(P)XAXAxXaY.     

Phép lai 2: (P) XaXa x XAY

Phép lai 3: (P) Dd X Dd.

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lý thuyết, trong 3 phép lai (P) có:

(1) 2 phép tai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.

(2) 2 phép lai dều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá

thể mang kiểu hình lặn.

(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.

(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Đỗ Khánh Chi
10 tháng 7 2019 lúc 8:07

Đáp án A

Phép lai 1: (P) XAXA × XaY → F1: 1 XAXa : 1XAY.

F1 × F1: XAXa × XaY F2: 1XAXA: 1XAXa:lXAY: lXaY.

Phép lai 2: (P) XaXa × XAY F1: lXAXa: lXaY.

F1 × F1: XAXa × XaY F2: lXAXa: lXaXa: 1XAY : lXaY.

Phép lai 3: (P) Dd x Dd → F1: 1DD : 2Dd : ldd

F1 × F1: (1DD : 2Dd : ldd)(lDD : 2Dd : ldd)

G             0,5D : 0,5d              0,5D : 0,5d

→ F2: 1DD : 2Dd : ldd

(1) 2 phép lai đều cho F2 co kiểu hình giống nhau ở hai giới → đó là phép lai 2 và phép lai 3.

(2) 2 phép lai đều cho F2 co kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn→ đó là phép lai 1 va phép lai 3.

(3) 1 phép lai cho F2 co kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới → đó là phép lai 1.

(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình. → chỉ có 1 phép lai số 2 là tỉ lệ phân li kiểu gen giống tỉ lệ phân li kiểu hình.


Các câu hỏi tương tự
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết