Khí A không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxi tạo nên khí B không màu, không mùi. Khí B có thể tác dụng với liti kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra chất rắn C. Hoà tan chất rắn C vào nước được khí A. Khí A tác dụng axit mạnh D tạo ra muối E. Dung dịch muối E không tạo kết tủa với bari clorua và bạc nitrat. Nung muối E trong bình kín sau đó làm lạnh bình chỉ thu được một khí F và chất lỏng G. Khí F là
A. O2
B. H2S
C. N2O
D. N2
Nguồn cung cấp nước tự nhiên (cho các nhà máy nước sinh hoạt) chứa sắt tồn tại chủ yếu ở dạng Fe ( HCO 3 ) 2 ở pH khoảng 6 – 7. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Để khử sắt trong nước đạt hiệu quả kinh tế nhất, người ta dùng những phương pháp nào sau đây?
(1) Dùng giản phun mưa hoặc bể tràn để cho nước ngầm tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng lọc.
(2) Cho nước vôi vào nước.
(3) Sục không khí giàu oxi vào bể nước ngầm.
A. (2), (3).
B. (1), (2).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (3).
Cho các phát biếu sau :
(a) Nung nóng KC1O3 (không xúc tác) chỉ thu được KCl và O2.
(b) Lượng lớn thiếc dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gi (sắt tây) dùng công nghiệp thực phẩm.
(c) Sắt tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao hơn 570°C thu được oxit sắt từ và khí H2
(d) Nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ hai sau oxi về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất
(e) Phản ứng của O2 với N2 xảy ra rất khó khăn là phản ứng không thuận nghịch.
(f) Có thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy cùa Mg nhưng không được dùng H2O
(g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy có kết tủa màu vàng
(h) Nước ta có mỏ quặng apatit (công thức: Ca3(PO4)2) ở Lào Cai
(i) Trong phòng thí nghiệm CO được điều chế bằng cách đun nóng axit HCOOH với H2SO4 đặc
Có tất cả bao nhiêu phát biểu không đúng ?
A. 7
B. 4
C. 5
D. 6
Có các thí nghiệm sau:
(a). Nhỏ dung dịch natri thiosunfat vào dung dịch axit sunfuaric loãng.
(b). Nhỏ anilin vào nước brom.
(c). Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(d). Nhỏ dung dịch sắt (II) nitrat vào dung dịch bạc nitrat .
(e). Sục khí etilen vào dung dịch thuốc tím.
(f). Cho ure vào dung dịch bari clorua dư.
(g). Nhỏ dung dịch natri hiđrocacbonat vào dung dịch bari hiđroxit dư.
(h). Sục khí amoniac tới dư vào dung dịch nhôm clorua.
Số thí nghiệm sinh ra kết tủa là
A. 5
B. 4
C. 7
D. 8
Cho các phát biểu sau:
(a) Cấu hình electron của nguyên tử crom (Z = 24) ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d54sl.
(b) Các kim loại từ Cu về đầu dãy điện hóa đều tác dụng được với dung dịch muối sắt (III).
(c) Đinh thép để lâu ngày trong không khí ẩm bị gỉ chủ yếu do hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
(d) Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch natri đicromat, dung dịch chuyển từ màu cam sang màu vàng.
(e) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Cu2+, Zn2+.
(f) Nhôm, sắt, crom không tan trong dung dịch HNO3 loãng, nguội.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Cho các phát biểu sau đây:
(a) Ancol có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của anđehit tương ứng.
(b) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa axetilen tạo kết tủa vàng.
(c) Để trái cây nhanh chín có thể cho tiếp xúc với khí axetilen.
(d) Cho axetilen phàn ứng với nước có xúc tác HgSO4/H2SO4 thu được duy nhất một ancol.
(e) Trùng hợp etilen thu được teflon.
(f) Dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể oxi hóa andehit tạo kết tủa trắng, ánh kim.
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a). Sục H 2 S vào dung dịch nước clo
(b). Sục khí SO 2 vào dung dịch thuốc tím
(c). Cho H 2 S vào dung dịch Ba ( OH ) 2
(d). Thêm H 2 SO 4 loãng vào nước Javen
(e). Đốt H 2 S trong oxi không khí.
(f). Sục khí Cl 2 vào Ca ( OH ) 2 huyền phù
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Sục khí H2S vào dung dịch NaOH
(b) Cho kim loại Na và nước
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2
(d) Trộn dung dịch NH4Cl với dung dịch NaOH
(e) Cho bột Zn vào dung dịch HNO3
(f) Trộn dung dịch FeCl2 với dung dịch AgNO3 dư
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nước vôi để làm giảm vị chua của quả sấu.
(b) PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện.
(c) Trong công nghiệp tinh bột dùng sản xuất bánh kẹo, glucozơ, hồ dán.
(d) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
(e) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen.
(g) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
D. 4.