Năm 1967, năm nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po đã kí tuyên bố về việc thành lập "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" tại
A. Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
B. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).
C. Băng Cốc (Thái Lan).
D. Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a).
Việt Nam và In-đô-nê-xi-a khai thác nhiều nhất là loại khoáng sản nào?
A. Đá quý.
B. Thiếc.
C. Đồng.
D. Than đá.
Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư và xã hội Đông Nam Á hiện nay?
A. Nguồn lao động dồi dào và tăng hàng năm
B. Lao động có tay nghề với số lượng hạn chế
C. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít
D. Vấn đề thiếu việc làm đã được giải quyết tốt
Quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP (năm 2004) còn cao?
A. Cam-pu-chia
B. In-đô-nê-xi-a
C. Phi-lip-pin
D. Việt Nam
Sự đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế thuộc khu vực II của các nước Đông Nam Á còn thấp nói lên điều gì?
Ở Đông Nam Á thì nông nghiệp của Xin-ga-po được thể hiện rõ nhất là:
A. Đứng đầu sản lượng hải sản.
B. Không trồng lúa nước.
C. Tỉ trọng chăn nuôi hơn trồng trọt.
D. Diện tích trồng cao su lớn nhất.
Trâu, bò được nuôi nhiều nhất ở nước nào trong khu vực Đông Nam Á?
A. Phi-lip-pin, Lào.
B. Việt Nam, Bru-nây.
C. Thái Lan, Đông Ti-mo.
D. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
Dựa vào hình 11.5, cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao, quốc gia nào thấp?
Đặc điểm nào dưới đây là hạn chế lớn nhất của nguồn lao động khu vực Đông Nam Á?
A. Tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
B. Nguồn lao động dồi dào, đông gây sức ép lớn về việc làm.
C. Chất lượng nguồn lao động ở một số nước chưa cao.
D. Trình độ chuyên môn của lao động phân bố không đều.