bn tham khảo:
https://moet.gov.vn/gioi-thieu/chuc-nang-nhiem-vu/Pages/default.aspx?ItemID=2090
Bn Tham khảo : Nội dung và nhiệm vụ của GD .
1. Nâng cấp đội ngũ giáo viên:
+ Thầy giỏi, cô giỏi sẽ có trò giỏi, sẽ là có tội đối với thế hệ trẻ, nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì đội ngũ giáo viên dạy kém, dạy yếu.
+ Vì thế, nâng cấp, sàng lọc, đổi mới giáo viên để đảm bảo chất lượng đào tạo là 1 việc làm thường xuyên, tất yếu của mọi cơ sở đào tạo, nếu họ thực sự vì tiền đồ đất nước và thế hệ trẻ thân yêu.
2. Đổi mới cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo:
+ Một người làm chuyên môn tốt, cũng chưa hẳn sẽ làm quản lý tốt.Chúng ta chuyển đổi những người dạy giỏi sang làm quản lý, nhiều khi lại đánh mất 1 giáo viên dạy giỏi để có 1 cán bộ quản lý yếu.
+ Ngành giáo dục đào tạo là ngành có đầu vào, đầu ra đối với đội ngũ cán bộ quản lý, thuận lợi hơn mọi ngành khác. Chọn giáo viên giỏi lên làm quản lý, nếu quản lý tốt thì tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng thành cán bộ quản lý các cấp, nếu bất cập thì trở về làm giáo viên.
+ Lâu nay, ngành giáo dục đào tạo rất quan tâm đến đổi mới giáo trình. Đó là cách làm đúng, nhưng chưa trúng bởi giáo trình có tốt bao nhiêu nhưng giáo viên bất cập, cán bộ quản lý yếu thì hiệu quả giáo dục đào tạo vẫn khó cải thiện+ Vì thế phải đặt vị trí đổi mới giáo trình sau sàng lọc, nâng cấp giáo viên và đổi mới cán bộ quản lý. Đây là 3 yếu tố của 1 nội dung có ý nghĩa tạo đà, nhân quả cho nhau, không được xem nhẹ yếu tố nào trong quản lý giáo dục, đào tạo.
4. Tăng cường kỷ cương thi cử:
+ Trước hết cần nói thi mà ai cũng đậu, cũng khá, cũng tiên tiến thì bỏ thi là hoàn toàn đúng. Nhưng thi để đánh giá đúng chất lượng, qua đó biết người giỏi để đào tạo, người yếu để bồi dưỡng, biết bức tranh chung về chất lượng mũi nhọn và đại trà để đổi mới giáo dục đào tạo thì thi mãi mãi cần.
+ Vì thế tăng cường kỷ cương thi cử trong giáo dục đào tạo là 1 yêu cầu cần thiết để phản ánh chính xác chất lượng học sinh nhằm phân loại, phân luồng giáo dục đạo tạo quốc dân đạt hiệu quả cao nhất.
5. Tích cực xã hội hóa giáo dục, đào tạo:
+ Xã hội hóa là cách tốt nhất để huy động mọi nguồn lực từ học sinh, phụ huynh, doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ quốc tế, ngân sách 4 cấp (xã, huyện, tỉnh, trung ương) cùng vào cuộc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học phù hợp với nền kinh tế đất nước, sớm ngang tầm với khu vực và quốc tế.