* Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường
Về kinh tế: Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
- Về nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền, với nội dung:
+ Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.
+ Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.
+ Ruộng trồng lúa người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.
- Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sứ phát triển. phường hội xuất hiện.
- Về ngoại thương được mở rộng: “Con đường tơ lụa” hình thành.
Về chính trị: Sự hoàn thiện bộ máy từ Trung ương đến địa phương:
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương. Cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
- Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng.
* Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh
- Sự xuất hiện của công trường thủ công: quy mô lớn, có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ với người làm thuê là “chủ xuất vốn” “thợ xuất sức”.
- Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh.
- Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau gọi là hình thức bao mua.