Trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1). Khác với axit axetic, glyxin có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng.
(2). Giống với axit axetic, dung dịch các amino axit hòa tan được CuO. .
(3). Axit axetic và axit glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(4). Thủy phân peptit: Gly - Phe - Tyr - Gly - Lys - Gly - Phe - Tyr có thể thu được 4 tripeptit có chứa Phe.
(5). Cho Cu ( OH ) 2 vào ống nghiệm chứa dung dịch anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
(6). Các peptit đều là các chất rắn, dễ tan trong nước và tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
(7). Dung dịch các peptit đều hòa tan Cu ( OH ) 2 tạo thành dung dịch màu tím.
(8). Liên kết giữa các phân tử amino axit là liên kết hiđro bền vững nên các amino axit đều khó nóng chảy
(9). Trùng ngưng các amino axit thì thu được polipeptit
A. 7
B. 4
C. 5
D. 6
Cho một pentapeptit (A) thỏa điều kiện: khi thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α-amino axit gồm: 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Mặt khác khi thủy phân không hoàn toàn peptit A, ngoài thu được các a-amino axit thì còn thu được 2 đipeptit là Ala-Gly; Gly-Ala và 1 tripeptit là Gly- Gly-Val. Công thức cấu tạo của A là
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val
B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val
C. Gly-Gly-Ala-Gly-Val
D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.
Cho các nhận xét sau:
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Ala và Gly.
(2) Khác với axit axetic, amino axit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.
(3) Giống với axit axetic, amino axit có thể tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước.
(4) Axit axetic và axit α-aminoglutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Cho các nhận xét sau :
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(2) Khác với axit axetic, axit amino axetic có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.
(3) Giống với axit axetic , aminoaxit có thể tác dụng với bazo tạo ra muối và nước.
(4) Axit axetic và axit α – amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit Gly – Phe – Tyr – Gly – Lys – Gly – Phe – Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chưa Gly.
(6) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
Số nhận xét đúng là :
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Cho các phát biểu sau:
(1) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 .
(2) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α -amino axit được gọi là liên kết peptit.
(3) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α - amino axit.
(4) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo
(5) Trong một phân tử tetrapeptit mach hở có 4 liên kết peptit.
(6) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
(7) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
(8) Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Thủy phân tetrapeptit Gly–Gly–Ala–Ala trong môi trường axit sau phản ứng thu được hỗn hợp các tripeptit, đipeptit và các α–amino axit. Lấy 0,1 mol một tripeptit X trong hỗn hợp sau thủy phân đem đốt cháy thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là m gam. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 62,93 gam X trong dung dịch NaOH loãng, dư sau phản ứng thu được 92,51 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 42,5 gam
B. 21,7 gam
C. 20,3 gam
D. 48,7 gam
Có các phát biểu sau:
(1) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α–amino axit được gọi là liên kết peptit.
(2) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản chỉ thu được các α–amino axit.
(3) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
(4) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(5) Nicotin là tác nhân chính gây ung thư có trong khói thuốc lá.
(6) Lipit gồm chất béo, sáp, gluxit và photpholipit.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
Có bao nhiêu tripeptit mạch hở khác loại khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 amino axit: glyxin, alanin và valin?
A. 6
B. 4
C. 7
D. 8
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit.
(2) Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit.
(3) Số liên kết peptit trong phân tử peptit mạch hở có n gốc α-aminoaxit là n-1.
(4) Có 3 α-amino axit khác nhau, có thể tạo ra 6 peptit khác nhau có đầy đủ các gốc α-amino axit đó.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các nhận xét sau:
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(2) Khác với axit axetic, axit aminoaxit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.
(3) Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazo tạo ra muối và nước.
(4) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.
(6) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5