Hình ảnh "mặt trời chân lí" trong câu thơ "Mặt trời chân lí chói qua tim" trong bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu nên được hiểu là gì?
A. Hình ảnh chỉ tổ chức Đảng Cộng sản.
B. Hình ảnh chỉ ánh sáng rực rỡ của lí tưởng cộng sản.
C. Hình ảnh chỉ những người lãnh đạo các chiến sĩ cộng sản.
D. Hình ảnh chỉ những tài liệu tuyên truyền cách mạng.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
(Tố Hữu, Từ ấy)
Khổ thơ trên thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?
A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ
B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên
C. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng
D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca.
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau:
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ
D. So sánh.
Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: "Máu xương kia dẳng đặc suốt ngàn đời”.
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau: Lòng anh như hoa hướng dương Trăm nghìn để lại một phương mặt trời.
Câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa
B. Hoán dụ
C. Nói tránh
D. Ẩn dụ
Biện pháp tu từ nào sau đây không được sử dụng trong bài thơ?
A. ẩn dụ
B. so sánh
C. nhân hóa
D. điệp ngữ.
Từ “đường cùng” trong câu thơ “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng” có ý nghĩa ẩn dụ cho điều gì?
A. Nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp, cũng không biết phải làm gì.
B. Con đường cụt không có lối ra
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai