Thiên nhiên ở phần đất trung tâm Bắc Mĩ có sự thay đổi rõ rệt từ ven biển vào nội địa, từ phía nam lê phía bắc là do
A. có biển và đại dương bao bọc.
B. trải dài trên nhiều đới khí hậu.
C. đây là khu vực rộng lớn.
D. có dạng địa hình lòng chảo.
Việc trồng rừng ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ có tác dụng
A. điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của lũ lụt
B. cố định bãi bồi, chống sạt lở bờ biển, hạn chế khô hạn, lũ lụt.
C. chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc
D. bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm
Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh nào của nước ta có vai trò lớn hơn?
A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng biển mà tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là
A. lãnh hải
B. vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. vùng đặc quyền kinh tế.
D. thềm lục địa.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các cảng biển ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. Thuận An, Cửa Lò, Nhật Lệ, Dung Quất.
B. Chân Mây, Kỳ Hà, Nhật Lệ, Cửa Lò.
C. Nhật Lệ, Cam Ranh, Cửa Lò, Vũng Áng.
D. Cửa Lò, Nhật Lệ, Vũng Áng, Chân Mây.
Từ biển vào đất liền, ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia làm ba dải, lần lượt là
A. cồn cát, đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng, vùng thấp trũng.
B. vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng, vùng thấp trũng; cồn cát, đầm phá.
C. cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
D. vùng thấp trũng, cồn cát, đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng Bắc Trung Bộ không có ngành chế biến nông sản (năm 2007)?
A. Thanh Hóa.
B. Bỉm Sơn.
C. Huế
D. Vinh.
Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế là
A. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm
B. sự giao lưu thuận lợi với các vùng khác.
C. chính sách ưu tiên phát triển miền núi.
D. nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
Hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn của vùng Bắc Trung Bộ được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét
A. cơ cấu thành phần kinh tế ở vùng nông thôn ven biển
B. cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nông thôn ven biển
C. cơ cấu dân số theo giới ở nông thôn ven biển.
D. cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.