Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung)
A. Đều viết về người hiền
B. Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.
C. Đều viết thay vua
D. Tất cả đều đúng
Nối các đoạn văn ở cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:
A. “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời...ý trời sinh ra người hiền vậy”
B. “ Trước đây thời thế suy vị, Trung châu gặp nhiều biến cố...chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”
C. “Chiếu này ban xuống...Vậy bố cáo gần xa để mọi người cùng biết”
1. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung
2. Mối quan hệ giữa hiền atfi và thiên tử
3. Thực tại và nhu cầu của thời đại
Trong “Chiếu cầu hiền” vua Quang Trung đã thẳng thắn thừa nhận thực trạng nào dưới đây của triều đại mới do mình đứng đầu?
A. Triều đình chưa ổn định
B. Biên ải chưa yên, dân chưa lại sức
C. Ân đức vua chưa thấm nhuần khắp nơi
D. Tất cả đều đúng
Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình như thế nào?
A. Gia đình nông dân
B. Gia đình sĩ phu yêu nước
C. Gia đình quan lại sa sút
D. Gia đình vọng tộc
Đâu không phải là thái độ của vua Quang Trung khi cầu hiền?
A. Thái độ khiêm tốn
B. Tha thiết cầu hiền, lo lắng cho sự nghiệp của đất nước
C. Dùng mệnh lệnh để bắt người tài ra giúp nước
D. Thái độ chân thành, trân trọng người có tài
Hiệu của Ngô Thì Nhậm là:
A. Hi Doãn
B. Ức Trai
C. Trúc Vân
D. Trọng Phủ
Địa danh nào sau đây là quê hương của Ngô Thì Nhậm?
A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
C. Làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Nội dung dưới đây về tiểu sử của Ngô Thì Nhậm đúng hay sai? “Tháng 9/ 1782: Trịnh Sâm mất, tháng 10 kiêu binh nổi loạn. Ngô Thì Nhậm cũng tham gia nổi loạn, chống lại triều đình”
A. Đúng
B. Sai
Tác phẩm thể hiện nổi bật nhất tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm là:
A. Bút hải tùng đàm
B. Thủy vân nhàn đàm
C. Kim mã hành dư
D. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh