“Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay:
- Cô Gió kìa!
- Cô Gió ơi! - Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi.
- Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!
- Lát nữa nhé! - Cô Gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời. - Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.”
Bố mẹ Đào đều đi công tác vắng. Chỉ còn hai bà cháu ở nhà. Trời nóng hầm hập. Bà ốm, nằm trên một cái giường tre. Trán bà vã mồ hôi. Đào luôn tay cầm cái quạt giấy quạt cho bà. Đào biết bà nóng vì vầng trán và lưng áo của bà đang đẫm mồ hôi. Đào thương bà quá!
Từ xa, cô Gió đã nghe tiếng và biết hết mọi việc. Cô vội vàng chạy đến để giúp bà một tay. Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. Hai bà cháu nhận ra cô Gió. Bà tươi tỉnh hẳn lên:
- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi! Ôi, cô Gió thật là tốt bụng quá! Bà cứ tỉnh cả người.
Hai bà cháu thầm biết ơn cô Gió.”
(Cô Gió mất tên, Xuân Quỳnh)
Bài 1: Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 2: Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể
Câu 3: Câu văn nào dưới đây có chứa trạng ngữ?
A. Người ta gọi cô là Gió.
B. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết.
C. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn.
D. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả.
Câu 4: Văn bản trên có sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. Ba từ B. Bốn từ C. Năm từ D. Sáu từ
Câu 5: Nhân vật cô Gió trong văn bản đã hiện lên như thế nào?
A. Thích rong chơi
B. Làm phiền mọi người
C. Thích giúp đỡ mọi người
D. Hay bắt nạt trẻ nhỏ
Câu 6: Thái độ của mọi người trong văn bản đối với cô Gió như thế nào?
A. Sợ hãi
B. Yêu quý
C. Cười nhạo
D. Không để ý
Câu 7: Đâu không phải các công việc của cô Gió được nhắc đến trong văn bản?
A. Giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn.
B. Giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả.
C. Đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn.
D. Thổi bay lá khô rơi trên mặt đường.
Câu 8: Văn bản trên có cùng thể loại với văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?
A. Bài học đường đời đầu tiên C. Thạch Sanh
B. Vua chích choè D. Trái đất - Cái nôi của sự sống
Bài 2: Tự luận (3.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô...”
Câu 2: (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 5- 7 câu nêu bài học em rút ra được từ văn bản “Cô Gió mất tên”.
Phần II (5.0 điểm)
Bằng một bài văn khoảng 1.5 trang giấy thi, em hãy kể lại một trải nghiệm thú vị của mình trong mùa hè này.
Bài 1: Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 2: Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể
Câu 3: Câu văn nào dưới đây có chứa trạng ngữ?
A. Người ta gọi cô là Gió.
B. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết.
C. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn.
D. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả.
Câu 4: Văn bản trên có sử dụng bao nhiêu từ láy?
A. Ba từ B. Bốn từ C. Năm từ D. Sáu từ
Câu 5: Nhân vật cô Gió trong văn bản đã hiện lên như thế nào?
A. Thích rong chơi
B. Làm phiền mọi người
C. Thích giúp đỡ mọi người
D. Hay bắt nạt trẻ nhỏ
Câu 6: Thái độ của mọi người trong văn bản đối với cô Gió như thế nào?
A. Sợ hãi
B. Yêu quý
C. Cười nhạo
D. Không để ý
Câu 7: Đâu không phải các công việc của cô Gió được nhắc đến trong văn bản?
A. Giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn.
B. Giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả.
C. Đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn.
D. Thổi bay lá khô rơi trên mặt đường.
Câu 8: Văn bản trên có cùng thể loại với văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?
A. Bài học đường đời đầu tiên C. Thạch Sanh
B. Vua chích choè D. Trái đất - Cái nôi của sự sống
Bài 2: Tự luận (3.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô hạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô...”
Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( Cô gió )
Tác dụng : Tăng sức gợi hình gợi cảm cho bài đọc
Nhân hóa gió lên thành Cô thể hiện sự tôn trọng quý mến của mọi người
Câu 2: (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 5- 7 câu nêu bài học em rút ra được từ văn bản “Cô Gió mất tên”.
Gợi ý :
Sống có ích, giúp đỡ và đem lại niềm vui cho mọi người
Phần II (5.0 điểm)
Bằng một bài văn khoảng 1.5 trang giấy thi, em hãy kể lại một trải nghiệm thú vị của mình trong mùa hè này.
Tham khảo:
Những trải nghiệm thật đáng trân trọng. Đặc biệt hơn cả khi được trải qua cùng với những người thân của mình.
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghỉ hè, em đã cùng bố mẹ ra Hà Nội chơi. Gia đình em còn đến thăm nhà bác Hòa. Bác là anh trai của mẹ em. Mấy ngày ở Hà Nội, em đã được đến thăm nhiều nơi. Nhưng em cảm thấy thích nhất là được đến hồ Gươm, một điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội.
Chuyến đi của em có sự hướng dẫn của một hướng dẫn viên rất nhiệt tình. Đó là chị Thu, con gái của bác Hòa. Từ sớm, chị Hòa đã đến khách sạn để đón em. Đúng tám giờ sáng, hai chị em đi bộ bến xe buýt. Từ khách sạn ra bến xe mất khoảng năm phút. Đi xe buýt ở Hà Nội cũng là một trải nghiệm thú vị của em. Xe đến, hai chị em lên xe và trò chuyện rất vui vẻ. Đường phố Hà Nội thật đông đúc. Mất khoảng hai mươi phút là đến nơi.
Đến nơi, chị Thu đưa em đi dạo một vòng quanh hồ. Vừa đi, chúng em vừa trò chuyện rất vui vẻ. Chị còn giới thiệu cho em về hồ Gươm. Em đã biết thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích. Hồ Gươm nằm ở quận Hoàn Kiếm. Diện tích hồ không rộng lắm. Xung quanh hồ có rất nhiều cây xanh. Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ. Gần hồ còn có đài Nghiên, tháp Bút và cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn.
Buổi trưa, chị đưa em đi ăn phở, một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Ở Sài Gòn cũng có phở, nhưng em cảm thấy phở ở Hà Nội đặc biệt thơm ngon hơn. Sau đó, chúng em còn đến thăm một số địa điểm gần hồ Gươm như Nhà Hát Lớn Hà Nội và Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Em và chị còn chụp rất nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng nhau.
Chuyến đi tuy ngắn nhưng đã giúp em có được nhiều trải nghiệm bổ ích. Em cũng thêm yêu Hà Nội, thủ đô xinh đẹp của đất nước mình nhiều hơn.
Các bạn giúp mk với ah! mk đg cần gấp
Các bạn trl thì mk tặng các bạn 1 tim và theo dõi ah