Từ nguyên liệu là quặng photphorit, quặng pirit sắt, nước, không khí, than và điều kiện cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học điều chế ure, amoninitrat, supephotphat đơn, supephotphat kép
1 loại quặng photphat chứa 60% là tạp chất, còn lại là ca3(po4)2. Nếu dùng 20 tấn quặng này thì lượng p2o5 điều chế được là bao nhiêu
Tiến hành sản xuất 500 kg phân bón supephotphat kép (có độ dinh dưỡng bằng 42,6%) theo sơ đồ:
Ca3(PO4)2 (+H2SO4)---->H3PO4 +(Ca3(PO4)2)----->Ca(HPO4)2
Khối lượng dung dịch H2SO4 70% cần dùng là (H=100%)
Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO 3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl 2 thấy có kết tủa (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là
A. xiđerit.
B. hematit.
C. manhetit.
D. pirit sắt.
Câu 1: Tính khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.
Câu 2: Cho 3,79 gam hỗn hợp hai kim loại là Zn và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1792 ml khí (đktc). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
Một hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Al. Lấy 12,6 gam hỗn hợp A cho tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 13,44 lít khí H2 (ở đktc).
a) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A.
b) Tính khối lượng H2SO4 đã tham gia phản ứng.
A là một quặng sắt chứa 50% Fe2O3, B là một loại quặng sắt khác chứa 60% Fe3O4 trộn quặng A với quặng B theo tỉ lệ về khối lượng là mA/mB= 4/2 ta được quặng C. Tìm khối lượng của Fe trong quặng C.
Cho m gam hỗn hợp A (dạng bột) gồm Cu và Fe tác dụng với 100 ml dung dịch AgNO3 1M, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 13,36 gam hỗn hợp chất rắn gồm 2 kim loại. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Z và dung dịch T, lọc bỏ lấy kết tủa Z đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được p gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính giá trị của p.
b. Tính khối lượng của kim loại đồng có trong A. Biết m = 5,44 gam
Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư, thu được 5,6 lít khí ở đktc.
– Thí nghiệm 2: cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí ở đktc. Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Một hỗn hợp X ở dạng bột gồm Cu và Zn. Để xác định phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong X, người ta lấy 5,25 gam X cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu.