Người đứng đầu các bộ nước Văn Lang – Âu Lạc là
A. Lạc hầu
B. Lạc tướng
C. Quan lang
D. Bồ chính
Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Đó là điểm chung giống nhau về tổ chức bộ máy nhà nước của
A. nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
B. nhà nước Cham-pa và Phù Nam
C. nhà nước Âu Lạc và Lạc Việt
D. nhà nước Văn Lang và Âu Việt
Các tầng lớp chính trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc là
A. Vua – quan lại – lạc dân
B. Vua – quý tộc – lạc dân
C. Vua, quý tộc – dân tự do – nô tì
D. Quý tộc – dân tự do
Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. Lúa mạch, lúa mì
B. Gạo nếp, gạo tẻ
C. Ngô, khoai, sắn
D. Lúa
Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là
A. Bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua
B. Bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua
C. Còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia, không còn là tổ chức bộ lạc
D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á
Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ
chức bộ máy cai trị?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
Câu 2: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi
C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra
D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ
Câu 3: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là
A. địa chủ với nông dân.
B. tư sản với công nhân.
C. quý tộc với nông dân.
D. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 4: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục
đích cuối cùng là gì?
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc
Câu 5: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục
theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta
Nguồn lương thực chính của cộng đồng dân cư Văn Lang – Âu Lạc là gì?
A. Rau củ và các loại sản phẩm của nghề đánh cá
B. Gạo nếp, gạo tẻ
C. Các loại củ như khoai, sắn
D. Tất cả các loại trên
So sánh nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc theo các tiêu chí sau:
- Cơ sở hình thành
- Bộ máy nhà nước
- Kinh đô
1. Rút ra đặc điểm của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Tại sao nói nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc định hình bản sắc dân tộc Việt Nam
2. Phân tích những cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc