“Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cảnh 2han họ đang vất vả gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga…” (Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2: Giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
Câu 3: Hãy chỉ rõ nghệ thuật tương phản, đối lập trong đoạn văn trên và phân tích tác dụng.
Câu 4: Hãy tìm 4 câu ca dao nói về than phận của người lao động trong xã hội xưa.
Câu 1 : Tác phẩm : Sống chết mặc bay
- Tác giả : Phạm Duy Tốn.
Câu 2 : Ý nghĩa : phản ánh sự thờ ơ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ của bọn mang danh quan phụ mẫu trước sự sống còn của nhân dân .
Câu 3 :
Nghệ thuật tương phản, đối lập :
- Một bên là ngoài trời mưa tầm tã, nước sông càng ngày càng lên cao; một bên là không gian trong đình,thắp đèn sáng, nhãn nhã, đường bệ, nguy nga.
`->` Tác dụng : phơi bày bức tranh hiện thực đời sống của phong kiến ngày xưa, thể hiện niềm thương xót của tác giả đối với người nông dân ngày xưa.
Câu 4 : 4 câu ca dao : (tham khảo nhé)
- Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
- Cơm cha áo mẹ đã từng
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người
Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chả như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn.
- Cha mẹ giàu, con thong thả,
Cha mẹ nghèo, con cực đã gian nan.
Sáng mai kiếm củi trên ngàn
Chiều về xuống biển mò hang cua còng.
- Đêm ơi hỡi đêm, trông cho mau sáng!
Ngày ơi hỡi ngày, tắt ráng cho mau!
Để em ra khỏi nhà giàu,
Kẻo nay cơm thừa, mai canh cặn, tối nằm sau xó lều.
(Câu 4 thì mình tìm trên mạng thôi nhé:"))